Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/03/2016, 10:00 AM

Cung kính Kinh điển

Là một người phật tử đồng nghĩa với việc chúng ta có trách nhiệm học tập và áp dụng những lời đức Phật dạy vào trong cuộc sống hàng ngày. 

Kinh Kim Cang đã nói: “Nơi nào có mặt Kinh điển, nơi đó có Phật”

Cho nên nói Kinh điển chính là nơi mà pháp thân Phật hiện hữu. Như tất cả Kinh điển trong 12 bộ tam tạng, bất luận là bộ nào, chúng ta thân là con Phật đều nên trân trọng hơn cả mạng sống của mình, quý trọng hơn bất kỳ những thứ gì quý giá trên đời. Phát tâm in ấn Kinh điển, đọc tụng, cung kính Kinh sách đều là điểm khởi nguồn phát sinh vô lượng trí tuệ. Nhưng nếu có tâm bất kính cũng khiến người ta không hưởng được trọn vẹn công đức đọc Kinh.
 
Vì vậy khi đặt để Kinh sách, chúng ta nên lưu ý những điều sau đây:

Kinh Phật là Pháp bảo, là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng sinh thoát khổ, nên phải cung kính tôn trọng, nếu có hư rách phải kịp thời tu bổ, không được đốt bỏ hoặc vứt đi. Nơi nào có Kinh điển, nơi đó có long thần hộ pháp bảo hộ, nếu vì Kinh điển hư rách mà chúng ta bỏ mặc, vứt vào một xó thì tội lỗi cũng sẽ vô lượng.

Kinh Phật phải được đặt lên trên tất cả sách vở khác. Những Kinh, Luật, Luận của thế gian đặt ở tầng kế. Kinh sách đặt từ trên xuống dưới theo thứ tự như sau: Bản gốc Kinh điển, sách chú thích Kinh điển, những sách vở Phật học thông dụng, sách ngôn luận của các bậc Thánh hiền, những sách vở có tính cách giáo hóa, cuối cùng là những sách vở thông thường.

Không được vẽ, viết lung tung trên Kinh sách; không được vừa nói chuyện, ăn uống vừa xem Kinh.

Phải cung kính đặt Kinh sách lên chỗ cao ráo sạch sẽ, không được tùy ý vứt trên giường, trên ghế và những chỗ không thanh tịnh.

Khi dùng tay cầm hoặc đặt Kinh sách vào trong túi mang đi không được để thấp hơn thắt lưng, không được cặp nách.

Không được bày biện lung tung trên bàn đọc Kinh, hoặc nằm dài xem Kinh, càng không được tay dơ đụng vào Kinh.

Không được dùng miệng thổi bụi trên Kinh, phải dùng khăn sạch chuyên dụng để lau bụi.

Nếu phòng học và phòng ngủ chung với nhau (ở đây chỉ cho phòng đơn) thì khi ngủ phải dùng khăn sạch đậy lên trên Kinh và phải đặt ở phía trên đầu của mình.

Không được ở nơi có Kinh điển có những hành vi nhơ uế.

Khi xem Kinh đến đâu nên dùng mảnh giấy nhỏ ngăn ra làm dấu. Không được xếp trang, xếp góc hoặc lật úp mặt Kinh xuống theo kiểu hình chữ “人”.

Khi xem Kinh phải chuyên tâm, nếu khởi tạp niệm phải đóng Kinh lại, đợi có chánh niệm mới tiếp tục xem.

Nếu không có thời gian rảnh để đọc nên cúng dường quyển Kinh lại cho người khác, đó cũng là một cách làm cho Phật pháp được lưu thông.

Không được xem Kinh trong phòng vệ sinh.

Không được dùng tay thấm nước miếng lật Kinh.

“Khi xem Kinh điển, chẳng được làm như kẻ đời nay đọc sách, trọn chẳng có chút nào cung kính. Phải trân trọng dường như Phật, Tổ, Thánh hiền giáng lâm mới được lợi ích thật sự”.

Ấn Quang Đại Sư

Sẽ có người không đồng ý với những điều trên đây khi họ đưa ra lý lẽ rằng Phật đâu có ở trong Kinh sách đấy, Phật ở tại tâm chứ có ở trên giấy đâu. Cứ giữ kẽ hay xét nét như trên chẳng phải là chấp quá ư.

Nhưng mọi người thử nghĩ mà xem, chúng ta khi đọc được một quyển sách hay tâm đắc thì chúng ta thấy thích và trân trọng lắm. Luôn đặt sách ở vị trí dễ nhìn nhất, hay thậm chí còn gối đầu giường để mỗi tối đem ra nghiền ngẫm lại. 

Đọc một quyển sách thường chúng ta còn quý trọng như thế huống hồ Kinh điển, Kinh Phật là Pháp bảo, là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng sinh thoát khổ, giác ngộ và an vui. Đức Phật đã mất bao mồ hôi công sức, thậm chí cả máu xương để rút ra những bài học ấy mong truyền lại cho hậu thế về sau. 

Người đã mất cả một đời để cô đọng lại những lời vàng ý ngọc cho chúng ta. Vậy chúng ta còn thấy việc giữ gìn Kinh điển của Người có quá khó khăn và rườm rà nữa không? Khó hay không cốt ở cái tâm bạn ạ…

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta đôi lúc vẫn mắc phải một vài lỗi kể trên nhưng Phật chẳng đã bảo “Kẻ không biết thì không có tội”. Người từ bi xá lỗi cho tất cả chúng sinh và chẳng hề chấp nhặt. Nếu chẳng may phạm lỗi thì chúng ta nên thành tâm sám hối chứ đừng nên lo lắng. 

Cung kính Kinh điển là chúng ta đang cung kính chính Chư Phật!

“Một phần thành kính thì có một phần công đức
Mười phần thành kính thì có mười phần công đức”

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm