Thứ năm, 06/07/2023, 15:04 PM

Cuộc đời này khổ hay vui?

Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.

Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, rồi mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.

Nghèo cùng với bao nỗi thiếu thốn khó khăn, khổ là lẽ đương nhiên nhưng người giàu sang phú quý vẫn có những nỗi khổ niềm đau riêng. Ngoài xã hội lại khổ vì đấu tranh, giành giựt, hơn thua, phải trái, cứ như thế oán giận thù hằn ngày càng thêm chồng chất, còn hoàn cảnh phải khổ về thiên tai, sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh tràn lan, vì sự ngu si mê muội của con người.

Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý.

Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý.

Chúng ta thường nghe người đời than thở: Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Ông trời ngó xuống mà coi làm sao cho tôi hết khổ nè, trời ơi! Người đời thường trách đất kêu trời than khổ đủ thứ chuyện, vì nghèo khó, vì bệnh tật, vì thất nghiệp, vì thất tình, vì mất mát, vì chia lìa. Tuy nhiên, cũng có không ít người giàu có, khỏe mạnh, có sự nghiệp, có tình yêu, nhưng vẫn kêu khổ, khổ ơi là khổ! Người già than khổ đã đành, người trẻ cũng lại than khổ! Người ngu dốt than khổ, kẻ thông minh cũng than thở đủ thứ chuyện! Nói tóm lại, già trẻ lớn bé, mỗi người đều có nỗi khổ niềm đau riêng.

Khổ là sao? 

Khổ là sự khó chịu, bất như ý, không toại nguyện, là trạng thái tâm lý trái ngược lại với vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc, thoải mái, dễ chịu, hài lòng, lạc quan và thỏa mãn... Nỗi đau đớn, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, bất mãn, thất vọng, tuyệt vọng, đau nhức... đều được xem là khổ. 

Chúng ta thường nghe nói "có thân là có bệnh", hay nói cho rõ ràng hơn "có thân phải khổ vì thân”, chính vì thế ta cũng đừng trách tại sao phải như thế, con người đều khốn khổ vì mang thân bệnh. 

"Khổ vì thân" có hai loại chính: bệnh khổ và tai nạn khổ, còn vô số cái khổ khác cũng làm cho con người ta điên đảo từ chuyện nhức đầu, đau răng, cảm mạo cho đến những bệnh nan y do ảnh hưởng ô nhiễmcủa môi trường độc hại gây ra. 

Như vậy, ai làm người cũng khổ vì thân hay bệnh khổ là điều tất yếu trên thế gian này. Nhưng, những cái khổ đó chưa quan trọng bằng cái khổ bởi vô minh trong nhiều đời gây ra, có nghĩa là không phân biệt được đúng sai, chánh tà, phải quấy, tốt xấu.  

Một người bình thường nhìn thấy người khiếm thị hoặc tật nguyền, họ nghĩ rằng nạn nhân chắc là thống khổ lắm, nếu nạn nhân đó bị bẩm sinh thì họ cũng có cảm giác bình thường như bao người bình thường khác về thân thể. Nếu người đang mù bổng nhiên được chữa trị, cặp mắt sáng lại thì họ có cảm giácsung sướng hơn người đang bình thường.  

Chính vì vậy một người đang sáng mắt và một bệnh nhân được chữa lành mắt sáng, cảm thọ của hai người khác nhau, là do sự tác động tâm lý mà có. Nếu thân vật lý không bị tác động bởi trạng thái tâm lý thì cái gọi là khổ của thân vật chất chưa hẳn là thật khổ. 

Cuộc sống của chúng ta có quá nhiều nỗi khổ niềm đau, luôn luôn bám víu vào thân phận con người. Khổ về bản thân như đau ốm bệnh tật, già nua. Khổ vì người thân trong gia đình bị mất mát chia lìa. Khổ vì vợ chồng không cảm thông và tha thứ cho nhau nên dẫn đến ly dị. Khổ vì con cái bụi đời nghiện ngập hút sách bê tha hư hỏng. Khổ vì phải làm việc nhọc nhằn, vất vả để lo cho gia đình người thân: Như lo ăn, lo uống, lo mặc, lo chỗ ăn ở, lo nghèo giàu đủ thứ… 

Khổ vì hoàn cảnh như chiến tranh, thiên tai lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh. Khổ vì thi rớt, vì thất tình, vì của cải bị phá sản, vì thua bài bạc bán hết gia tài, vì bị giựt hụi mất hết một số tiền lớn .v..v. Luận về những nỗi khổ ở đời, thì bất cứ ai cũng có những nỗi khổ niềm đau của riêng mình. Thực khó mà kể ra cho hết được. 

Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân này, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật hay tai nạn, và cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát. Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy nhẹ nhàng với bản thân, hãy tin rằng bạn xứng đáng

Sống an vui 17:30 22/12/2024

Bóng tối lớn nhất không phải là những gì ta đối diện bên ngoài, mà là cách ta nhìn nhận chính mình trong tấm gương của cuộc đời. Nó không đến từ thế giới xung quanh, mà từ những lời tự trách, những suy nghĩ tiêu cực, và những nghi ngờ sâu kín mà ta nuôi dưỡng trong tâm trí.

Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?

Sống an vui 16:03 22/12/2024

Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.

Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết

Sống an vui 07:45 22/12/2024

Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.

Thân bệnh, tâm không bệnh

Sống an vui 07:40 22/12/2024

Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...

Xem thêm