Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/03/2019, 14:56 PM

'Cuộc sanh tử cũng giống như xuân và đông. Mùa đông tàn là lúc tử khi xuân sang là lúc sinh'

Đó là chia sẻ của ông Phạm Thanh Tiến – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến, chủ đầu tư của Công viên Vĩnh Hằng Long Thành và Công viên Vĩnh hằng Vườn Địa đàng Huế với Cổng thông tin điện tử Phật giáo Việt Nam.

Chúng tôi thực hiện phỏng vấn doanh nhân Phạm Thanh Tiến về chủ đề sinh tử trong đời sống, về Phật pháp trong việc tìm cho thân nhân một mộ huyệt và xây dựng công viên nghĩa trang đáp ứng yêu cầu về môi trường và nhu cầu báo hiếu của người dân có ý nghĩa cho an sinh xã hội.

Thưa ông, là chủ đầu tư của hai công viên vĩnh hằng lớn tại Việt Nam là Công viên Vĩnh Hằng Long Thành và Công viên Vĩnh Hằng Vườn Địa đàng Huế, nhân duyên nào khiến ông đầu tư và phát triển địa ốc phục vụ cho những chúng sinh mãn kiếp nhân sinh?

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử, các bậc đế vương thời phong kiến chuẩn bị “nhà cửa” sau khi “chuyển hộ khẩu” một cách hoàn hảo ngay từ khi mới lên ngôi thông qua việc xây lăng tẩm mà cho đến bây giờ, vẫn còn khiến hậu thế phải trầm trồ ngưỡng vọng bởi vẻ đẹp trong kiến trúc và sự xa hoa.

Tượng Phật trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Tượng Phật trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Ngày nay, ở các quốc gia phát triển trên thế giới, họ cũng đầu tư xây dựng những hoa viên sang trọng, thơ mộng như vườn thượng uyển làm nơi an nghỉ của các minh tinh, các chính trị gia quyền lực. Những hoa viên này có lối thiết kế đậm chất vương giả và giá cả rất đắt đỏ. Theo thông tin chúng tôi tham khảo được, hoa viên nghĩa trang Westwood Village MemorialPark (Los Angeles) và Woodlawn (NewYork) có giá lần lượt là 4,6 triệu USD và 1,5 triệu USD/mộ gia tộc. Hay hoa viên Forest Lawn Memorial Park (Mỹ) 825,000 USD/mộ gia đình.

Ở châu Á thì có hoa viên Nirvana Memorial Garden (Singapore) 517,800 USD/ mộ gia đình và tối thiểu 25,000 USD/mộ đơn.

Góc Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Góc Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Ở một cấp bậc khác, nhiều người cao tuổi ở nước ta từ xưa đến nay đều chủ động hoặc mong muốn có thể chủ động lo “hậu sự” cho mình. Các gia tộc lớn thì sẵn sàng đầu tư tiền bạc tâm huyết vào việc xây dựng nhà thờ, khu mộ gia đình, gia tộc. Với đại đa số người Việt, đây là nơi nối kết bền vững giữa hai thế giới, giữa người ở dương gian và người đã về cõi khác. Nhận thấy nhu cầu chọn cho mình cho người thân một nơi an giấc ngàn thu, đáp ứng đầy đủ các yếu tố phong thủy, giàu sinh khí, thuận lợi cho việc viếng thăm tưởng nhớ của con cháu là một nhu cầu tất yếu và càng ngày càng trở thành thiết yếu trong đời sống tâm linh của người Việt, tôi ấp ủ dự định kiến tạo nên những công viên vĩnh hằng theo chuẩn mực quốc tế nhưng có giá hợp lý hơn với thu nhập của người dân Việt Nam.

Và cơ duyên đã đến vào tháng 6/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến khởi công dự án đầu tiên tại Long Thành rồi tháng 4/2018 tại Huế. Hiện nay, công ty đang tiếp tục triển khai kế hoạch đến năm 2025 là hoàn thiện 8 công viên vĩnh hằng trong cả nước.

Ông quan niệm thế nào về cái chết của một con người, một chúng sinh? Ông hiểu thế nào về cái chết trong giáo lý của Đức Phật?

Quản trang chăm sóc công viên trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Quản trang chăm sóc công viên trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Vì công ty phát tâm cúng dường Thiền viện Trúc Lâm trong mỗi dự án nên tôi lại có cơ duyên được gặp nhiều bậc cao tăng. Tôi tâm đắc với lời giải thích của Thượng tọa Thích Tâm Hạnh – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) về cái chết, đại ý như sau. “Bất kỳ vấn đề gì tình huống nào, nếu chúng ta không hiểu ra không biết trước, thường là lo sợ, nhưng khi biết rõ, nhận ra rồi thì sẽ yên lòng. Sinh lão bệnh tử cũng tương tự. Đa số con người biết đó là điều tất yếu nhưng vẫn lo sợ. Trả lời câu hỏi điều gì là kỳ diệu nhất trần gian, một triết gia đã nói: ‘Đó là mỗi ngày xung quanh đều có người chết nhưng người ta không bao giờ nghĩ mình sẽ chết’. Nhà thơ Xuân Diệu viết: ‘Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua’.

Cuộc sanh tử cũng giống như xuân và đông. Mùa đông tàn là lúc tử khi xuân sang là lúc sinh. Vậy thì sinh ra sẽ có lúc mất đi, còn lúc tử lại là khi chuẩn bị tái sinh. Hiểu ra nhận ra lẽ thật đó thì sẽ thấy Chết không có gì đáng sợ cả.

Đầu tư và xây dựng Âm trạch, hay còn gọi là mộ phần, theo ông, mang lại những lợi lạc nào?

Là nhà đầu tư, chúng tôi sẽ phải tính bài toán kinh tế, nhưng trong lĩnh vực này, ngoài việc “kinh doanh” thì còn cần đem lại dịch vụ tốt nhất cho “khách hàng”. Chúng tôi xây dựng và tuân thủ triết lý kinh doanh: Không bán một ngôi mộ mà bán cả một công viên văn minh, hiện đại. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu về một nơi an bình thiên thu cho bản thân, cho thân nhân, Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành nói riêng, mô hình nghĩa trang cao cấp mà chúng tôi xây dựng còn có những ích lợi nhất định về phương diện xã hội. Đó là giải quyết vấn đề quy hoạch nghĩa trang tại các thành phố lớn vốn đang quá tải.

"Chúng tôi không bán một ngôi mộ mà bán một công viên", doanh nhân Phạm Thanh Tiến cho biết

Đồng thời, với dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chu toàn, như vệ sinh môi trường hằng ngày, thắp hương định kỳ, hỗ trợ cúng giỗ, bảo vệ 24/7, gia đình của những người đã khuất có thể yên tâm về mộ phần của thân nhân khi an táng tại Công viên Vĩnh Hằng Long Thành, kể cả khi họ ở xa không thể về thăm nom thường xuyên.

Khi xác định đã sinh ra thì sẽ có lúc mất đi, khi mất đi sẽ là lúc tái sinh, chúng ta sẽ thanh thản đón nhận cái chết, chuẩn bị sẵn sàng nơi chốn để gửi cát bụi kiếp này. Chính mình chuẩn bị cho mình và chuẩn bị cho thân nhân nữa. Nếu là người có hiếu thì ngoài việc phụng dưỡng còn phải tìm đất dưỡng sanh cho bố mẹ khi bố mẹ còn khỏe, để bố mẹ được xem trước, yên tâm sau này mình sẽ có “mồ yên mả đẹp”. Chọn mộ phần trước cho thân nhân theo tôi là có những giá trị đặc biệt, vừa thể hiện đạo Hiếu vừa là để tránh những bối rối, lúng túng khi tang gia.

Có vẻ việc xây dựng các công viên này mang lại những giá trị vô hình bồi đắp đạo lý cho người Việt vì người Việt coi trọng mộ phần của thân nhân mình. Ông nghĩ gì về điều này?

Ông bà ta có câu: “Sống cái nhà thác cái mồ”, hay “Sống về mồ về mả ai sống cả nồi cơm”, công viên vĩnh hằng là nơi chuẩn bị “ngôi nhà mới” cho người đã khuất, là nơi để tưởng nhớ thân nhân của con cháu đời sau. Đối với người còn sống, dù e ngại hay không thì ai trong đời cũng có lúc phải nghĩ về ngày mình mất đi. Khi đang khỏe mạnh, bạn nhìn thấy nơi mình nằm xuống sau này thì sẽ hiểu lẽ vô thường, từ đó, tự nhắc nhở bản thân phải sống tốt hơn, cao thượng hơn. Chính vì quan niệm như vậy, nên chúng tôi kiến tạo hệ thống công viên vĩnh hằng theo tôn chỉ: không đơn thuần là nơi an táng mộ phần.

Đại hùng bảo điện trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Đại hùng bảo điện trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành

Ngoài thiền viện có quý thầy tu tập mỗi ngày do công ty phát tâm cúng dường, trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành còn có Vườn Nhị Thập Tứ Hiếu khắc họa 24 tấm gương hiếu thảo trong dân gian, Vườn Thánh Tăng gồm tôn tượng 18 vị La Hán hộ trì chánh pháp, tượng A Di Đà, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc… Trong các khu mộ thì có tượng Địa Tạng. Tất cả đều được đúc bằng đá khối vĩnh cửu, góp phần tạo nên một công trình văn hóa mang ý nghĩa tâm linh truyền thống.

Chúng tôi không bán một ngôi mộ mà bán một công viên!

Có thể cho chúng tôi biết quy mô, đầu tư, sự tiện nghi và sự từ bi của ông khi xây dựng công viên này?

Công viên Vĩnh Hằng Long Thành có tổng diện tích 79ha, trong đó giai đoạn 1 là 21ha. Chúng tôi chỉ dành 48% cho các loại mộ phần, còn lại cho cảnh quan và cây xanh.

Doanh nhân Phạm Thanh Tiến

Doanh nhân Phạm Thanh Tiến

Thuộc xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 35 phút di chuyển theo tuyến Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Công viên Vĩnh Hằng Long Thành có vị trí đắc địa về mặt kinh tế, giao thông, dễ dàng kết nối với các tỉnh và thành phố lớn của khu vực Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đảm bảo các tiêu chí của một công viên nghĩa trang như môi trường, dịch vụ, quy hoạch, an sinh xã hội và đặc biệt là yếu tố văn hóa tâm linh, mô hình công viên vĩnh hằng góp phần đề cao phong cách sống văn minh, gìn giữ văn hóa truyền thống ngàn đời của người dân Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ cúng giỗ thay mặt gia đình trong điều kiện họ ở xa, dịch vụ chay tịnh, nghỉ ngơi, thư giãn dành cho khách đến thăm người thân, đặc biệt khách ở xa đến có thể lưu trú. Các công viên vĩnh hằng do Cty Nhật Tiến đầu tư áp dụng các công nghệ quản lý hiện đại, đảm bảo quy trình cung cấp thông tin và phục vụ theo yêu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Những tiện ích và dịch vụ trong việc bảo tồn, bảo dưỡng, thắp hương, nghe kinh tụng niệm hằng ngày được quản lý khép kín với đội ngũ quản trang hơn một trăm nhân viên tận tình chăm sóc.

Trong kế hoạch, chúng tôi sẽ dành ra 20% lợi nhuận cho các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng, xã hội, nhất là ở địa phương nơi có các dự án. Chúng tôi không bán một ngôi mộ mà bán một công viên!

Mô Phật, trân trọng cám ơn chia sẻ hoan hỉ của ông.

(Tag liên quan: Phật pháp)

Thực hiện: Thiện Đức

Ảnh: Nhật Tiến cung cấp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm