Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/12/2014, 17:48 PM

Cuộc thi "Tìm hiểu về Cuộc đời và Đạo nghiệp cố Đại lão HT.Ngộ Chân Tử”

Sáng chủ nhật, ngày 30/11/2014, 72 bạn nhỏ trong độ tuổi từ 6 đến 14 đã tập trung về chùa Hoằng Pháp (tại đài Quan Âm) để tham gia vòng 3 cuộc thi ”Tìm hiểu về Cuộc đời và Đạo nghiệp cố Đại lão hòa thượng Ngộ Chân Tử”. Trước đó, cuộc thi vòng 1 và 2 đã được tổ chức vào các ngày 16 & 23 tháng 11 năm 2014.

Ngoài các câu hỏi về tiểu sử của cố Đại lão HT.Ngộ Chân Tử, tất cả các bạn phải tìm hiểu và trả lời các câu hỏi về Lịch sử cuộc đời đức Phật, Kinh Pháp cú, Lễ phép hàng ngày, Kinh Nhân quả, Đạo làm con, các nguyên tắc thực hành nếp sống đạo Phật...tùy theo độ tuổi mà BTC đặt ra các câu hỏi cho phù hợp.
 
Sau 60 phút làm bài, ban giám khảo đã chọn ra những bài làm có điểm cao, trước khi công bố giải thưởng, để kiểm tra lại tính trung thực và chính xác của các thí sinh, quý thầy đã khảo sát lại một lần nữa bằng chính các câu hỏi trong bài làm của các bạn kèm thêm câu hỏi phụ để xác định vị thứ nhất nhì.

Bạn Lưu Minh Thông, nhất lứa tuổi 6; Nguyễn Thái Minh Ngọc, nhất tuổi 7; Võ Ngọc Quỳnh Hương, nhất tuối 8; Trương Đình Nghiêm, nhì tuổi 8; Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, nhất tuổi 9; Đặng Trần Khánh Huy, nhì tuổi 9; Nguyễn Háo Hồng Dũ, nhất tuổi10; Lê Thanh Bình, nhất tuổi 11; Hồ Đình Tương Phố, nhất tuổi 12 và Trần Quang Hiếu nhất tuổi 13.
 
Ấn tượng nhất của cuộc thi lần này là phần trả lời các câu hỏi kiểm tra lại kiến thức của BGK, các em trả lời khá trôi chảy và đầy đủ, rất nhiều phụ huynh và phật tử bên vòng ngoài từ ngỡ ngàng đến thán phục trước những hiểu biết về Phật pháp của các bạn nhỏ.

Khi được hỏi bí quyết nào để đạt điểm tối đa 20/20, bạn Nguyễn Ngọc Hoàng Anh chia sẻ: Em rất thích đi chùa, cả nhà em từ ông bà đến bố mẹ anh chị ai cũng đi chùa. Sau khi đăng ký dự thi, ngoài những lúc học ở trường và làm bài tập ở nhà, em được bà ngoại “dò bài” liên tục, với lại mấy anh chị huynh trưởng GĐPT cũng thường dạy cho tụi em trong mỗi chiều chủ nhật khi về chùa sinh hoạt.

Kết thúc vòng 3 xong, sau ít phút giải lao, các bạn nhỏ lại tham gia thi tô tượng - được tổ chức định kỳ vào chủ nhật hàng tuần.

Nhân chuyến đi vào thành phố, chúng tôi đã tranh thủ ghé lại chùa Hoằng Pháp, nơi đã để lại trong tôi thật nhiều ấn tượng mà trong một bài viết trước đây tôi đã đề cập đến.

Hoạt động cuối cùng của đợt thi là lễ Quy y Tam bảo cho hơn 2000 phật tử tại giảng đường chính.
 
Ước gì mọi người  cũng cố gắng Phật hóa gia đình như nhà của bạn nhỏ Hoàng Anh, ước gì chùa nào cũng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời đức Phật và các thể loại về Phật pháp để gieo nhân lành cho lứa tuổi măng non, ước gì ngày càng có nhiều bạn trẻ đi chùa để quan niệm “trẻ vui nhà, già vui chùa” lùi vào dĩ vãng, ước gì, ước gì…

Tin, ảnh: Quảng Ấn - chùa Đức Hòa



CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm