Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cứu giúp em Phước vượt qua căn bệnh quái ác

Chúng tôi hết sức xúc động và không kìm được những giọt nước mắt khi tận mắt chứng kiến sự đau đớn của em Thạch Phước - 14 tuổi đang mang trong mình căn bệnh quái ác “viêm não Nhật Bản”.

Hình ảnh em Thạch Phước đang khóc vì đau đớn 

Em tên Thạch Phước, 14 tuổi, người dân tộc Khmer hiện ngụ tại số nhà 299 D, đường Tôn Đức Thắng, khóm 2, phưòng 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Cùng trò chuyện với anh Thạch Phách, 38 tuổi ba em Phước, chúng tôi được biết: “Gia đình anh không có đất sản xuất, ngay chỗ ở hiện nay cũng là phần đất của người hàng xóm tốt bụng cho ở nhờ. Bản thân anh Phách làm phụ hồ mỗi ngày được trả công 200.000 đồng nhưng công việc không ổn định. Vợ anh là chị Trà Thị Mỹ Dương cũng bệnh thường xuyên nên gia đình gặp nhiều khó khăn”.

Thấy bố mẹ cực nhọc, vất vả, tháng 5/2018, em Thạch Phước xin ba mẹ cho nghỉ học để làm phụ hồ tại TPHCM để có tiền tiếp giúp gia đình. Thế nhưng tai thọa ập xuống khi em làm được khoảng 15 ngày thì bất tỉnh trong khi lao động và được người quen đưa vào bệnh viện Nhiệt Đới ( TPHCM). Tại đây các bác sĩ kết luận em bị bệnh viêm não Nhật Bản. Dù rất nghèo nhưng không thể khoanh tay nhìn con đau đớn, hai vợ chồng nghèo đã vay mượn khắp nơi để lo chạy chữa cho em. Cuộc sống vốn khó khăn này càng khó khăn hơn khi Phước bị bệnh.

Hôm chúng tôi đến thăm Phước và được chị Dương cho biết: “Hiện các khoản nợ vay đã trên 80 triệu đồng. Lo ngại nhất là trong đó có gần 50 triệu là tiền vay “ nóng” với lãi suất rất cao. Chúng em chỉ biết ngồi khóc chớ biết tìm đâu số tiền quá lớn để trả cho người ta”.

Vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên em Phước không thể tiếp tục ở lại viện điều trị

Hiện nay bệnh của em Phước có phần suy giảm nhưng cần phải tiếp tục điều trị tại TPHCM nhưng vì quá kiệt quệ nên đã đưa em về tại nhà. Phước chưa có khả năng nhận biết bình thường, không thể đi lại, vệ sinh cá nhân nên chị Dương rất vất vã chăm sóc con.

Nhìn em liên tục co giật, đau đớn, khóc than, chúng tôi mong lắm những tâm lòng nhân ái xa gần cùng chung tay giúp đỡ để em có cơ hội sống, có cơ hội phục hồi sức khỏe để lại được tiếp tục đến trường.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Anh Thạch Phách (Ba em Phước), SĐT 0398815116.

Số nhà : 299D, đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Trương Thanh Liêm - Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP. Cần Thơ

(SĐT: 0852911777, Địa chỉ: 170 Lý Tự Trọng - Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Phật pháp và cuộc sống 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật pháp và cuộc sống 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Phật pháp và cuộc sống 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Xem thêm