Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/10/2019, 11:10 AM

Đại đức Thích Trung Điền - một tấm gương tu hành sống tốt đời, đẹp đạo

Tới xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hỏi Đại đức Thích Trung Điền, Trụ trì chùa Phóng Sanh tại ấp Tây Minh, Phật tử nào cũng biết.

 >>Chân dung từ bi

Bài liên quan

Phật tử nơi đây luôn nhắc tới chùa Phóng Sanh và Đại đức Thích Trung Điền bởi ông đã gắn với những việc làm từ thiện, sẻ chia với những người có mảnh đời kém may mắn, những người có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với việc lo toan phận sự của nhà tu hành, Đại đức Thích Trung Điền luôn coi làm điều thiện là một việc làm hết sức cần thiết, được UBND tỉnh Đồng Nai tuyên dương là tấm gương “Người tốt, việc tốt” năm 2018.

 

Niềm hạnh phúc của người tu hành

Đại đức Thích Trung Điền cho hay ông sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, năm học lớp 2 đã bén duyên với chùa, sau đó lên TP Hồ Chí Minh học tập. Sau này, Đại đức về ngôi chùa ở Lang Minh, được nhiều Phật tử ủng hộ.

Chùa Phóng Sanh nhận nuôi nhiều người già và trẻ nhỏ. Như bà Nguyễn Thị Kiều (68 tuổi, quê Bến Tre) vào chùa ở được sáu năm, chồng bà qua đời đã lâu. Mấy chục năm qua, bà một mình nuôi các con. Khi đàn con đã lớn khôn, bà xin vào chùa.

Đại đức Thích Trung Điền: “Nếu đời tốt thì đạo sẽ tốt, bổ trợ cho nhau cùng phát triển”.

Đại đức Thích Trung Điền: “Nếu đời tốt thì đạo sẽ tốt, bổ trợ cho nhau cùng phát triển”.

Bài liên quan

Ở chùa còn có hai trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và năm người già được chăm sóc sức khỏe, ăn ở, học hành từ nhiều năm qua. Em Lê Minh Hiếu (6 tuổi), một trong những trẻ em được chăm sóc, lo cho học hành tại chùa cho hay: “Ở đây thầy cho con ăn học, đối xử tốt, yêu thương với con”.

Những năm qua, Đại đức Thích Trung Điền đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền của giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên hòa nhập cộng đồng. Biết những xã, thôn nào có học sinh đang gặp khó khăn trong học tập, những gia đình còn khốn khó, những người cơ nhỡ, tật nguyền… Đại đức đều kịp thời đến thăm hỏi, động viên, tặng quà.

Hàng năm, vào dịp khai giảng năm học, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu, chùa luôn dành riêng những suất học bổng tặng các cháu có thành tích cao trong học tập; trở thành niềm động viên, khuyến khích con em trong xã Lang Minh vươn lên, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.

Chia sẻ về những việc làm của mình, Đại đức Thích Trung Điền chỉ nói rằng đó là những việc làm hết sức bình thường, những việc nào có thể làm thì nên làm. Đại đức nói: “Trong cuộc sống, có rất nhiều hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn để sống tốt, sống có ích là nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời là hạnh phúc của một người con Phật”.

Vận động Phật tử góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, ngoài việc đạo, Đại đức Thích Trung Điền được đánh giá luôn quan tâm vận động bà con Phật tử ở địa phương chí thú làm ăn để có cuộc sống tốt hơn, cùng đoàn kết tương trợ, giúp nhau trong cuộc sống.

Thông qua những ngày lễ tại chùa, các buổi thuyết pháp cho Phật tử, Đại đức vận động Phật tử nghiêm túc chấp hành giáo luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thông qua những buổi nói chuyện, Đại đức lồng ghép, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cùng nhau xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Theo Đại đức Thích Trung Điền: “Nếu đời tốt thì đạo sẽ tốt, bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Nếu xã hội không bình an thì sao sinh hoạt đạo và ngược lại. Nếu chăm lo phát triển đạo trong khi không giúp đỡ được cho người dân thì không làm đúng lời Phật dạy”.

Những năm gần đây, ở xã có chủ trương thực hiện nông thôn mới, Đại đức Thích Trung Điền đã vận động Phật tử hưởng ứng, tham gia, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương, đã có nhiều gia đình Phật tử trong xã tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông nông thôn.

Đại đức Thích Trung Điền kiểm tra việc học tập của một cháu bé đang được nuôi dưỡng tại chùa. Ảnh: Văn Truyên

Đại đức Thích Trung Điền kiểm tra việc học tập của một cháu bé đang được nuôi dưỡng tại chùa. Ảnh: Văn Truyên

Bài liên quan

Đại đức Thích Trung Điền cũng vận động Phật tử xây dựng nếp sống gia đình văn hóa góp phần xây dựng đời sống khu dân cư văn hóa và nếp sống mới, góp phần xóa bỏ những hủ tục mê tín dị đoan như bói toán, đốt vàng mã; vận động Phật tử tổ chức việc cưới hỏi theo nếp sống văn hóa mới như tổ chức lễ hằng thuận tại chùa, tại UBND xã cho các đôi vợ chồng trẻ; tổ chức Lễ chúc thọ cho các Phật tử cao tuổi…

Hàng năm, nhân dịp ngày Thương binh liệt sỹ, chùa đều tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ. Chùa còn cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn giao thông. Đại đức Thích Trung Điền cũng vận động Phật tử trong và ngoài địa phương xây dựng mới nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trong khuôn viên chùa. Với những hoạt động tốt đời đẹp đạo, Đại đức Thích Trung Điền được đánh giá là một tấm gương sáng cho mọi người học tập.

Nói về phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đại đức Thích Trung Điền bày tỏ: “Bác Hồ nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác Hồ đã, đang và sẽ luôn tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam. Học Bác, không cần phải học điều gì cao siêu, xa lạ. Giúp đỡ, yêu thương người khác cũng là một trong những hoạt động thiết thực học và làm theo tấm gương đạo đức của Người”.

Theo: Baophapluat

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm