Đại lễ Phật đản 2021 có gì mới?
Để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 sắp tới, việc tổ chức Đại lễ kỷ niệm Đức Phật Ca đản sanh năm 2021 có gì khác biệt năm 2020.
Trước tình hình toàn xã hội luôn luôn phải đề cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ban Thường trực HĐTS đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, Tăng Ni, và đồng bào Phật tử trong công tác tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2645 năm - Phật lịch 2565 Hòa thượng Chủ tịch GHPGVN Thích Thiện Nhơn ấn ký hướng dẫn việc tổ chức như sau:
Thời gian tổ chức
Thời gian tổ chức lễ Phật đản được thực hiện từ 1-4 – 15-4-Tân Sửu (tức 12-5 – 26-5-2021), trong đó: Tuần lễ Phật đản: Từ ngày mùng 8-4 – 15-4-Tân Sửu (19-5 – 26-5-2021); Chính lễ ngày 15 tháng 4 năm Tân Sửu (26-5-2021)
Nội dung Đại lễ Phật đản
Tuyên đọc: Thông điệp Phật đản PL.2565 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
Tuyên đọc: Diễn văn Đại lễ Phật đản PL.2565 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Bài giảng về ý nghĩa Phật đản PL.2565 của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.
Các biểu ngữ được treo trong ngày Đại lễ Phật đản:
– Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2565
– Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.
– Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.
Thông điệp Đại lễ Phật Đản PL.2565 - DL.2021 của Đức Pháp Chủ GHGPVN
Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản
Đại lễ Phật đản có thể tổ chức 1 ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.
Các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
Treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm-tỳ-ni, biểu ngữ Kính mừng Phật đản v.v… tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tại tư gia Phật tử.
Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).
Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pa-no ngoài phạm vi cơ sở thờ tự cần báo trình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc với Phòng Văn hóa Thể thao địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Diễn văn Phật đản PL.2565 – DL.2021 của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN
Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang và đài Liệt sĩ…
Tổ chức thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão v.v…
Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ.
Căn cứ vào thực tế tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại thời điểm diễn ra Đại lễ, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố xem xét quyết định địa điểm, quy mô của Đại lễ đảm bảo sự an toàn sức khỏe cho nhân dân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm