Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/05/2021, 06:58 AM

Kệ kính mừng Phật đản của tổ Mã Minh

Tổ Mã Minh (Asvaghosha) là vị tổ Thiền tông đời thứ 12, được truyền pháp nối dòng bởi Tổ Phú Na Dạ Xa (Punyaysas). Trong dòng thiền ngài Mã Minh gọi là Bồ tát. Sinh sau Đức Phật 434 năm tại thành Ba La Nại, cha là Mã Thắng Quyền, mẹ là Hữu Phúc Văn.

Thông điệp Đại lễ Phật Đản PL.2565 - DL.2021 của Đức Pháp Chủ GHGPVN

Lúc nhỏ Mã Minh rất thông minh, nên cha mẹ ngài cho học luật sư, khả năng biện luận của ngài không ai thắng được. Vì vậy, danh Mã Minh trong và ngoài nước nhiều người biết đến. Cái đặc biệt nơi ngài là lời nói rất truyền cảm, nên ai ai cũng hằng lắng nghe.

Khi tổ Phú Na Da Xa nghe Mã Minh trình đọc bài kệ 60 câu nói về sự cảm ngộ Thiền tông của mình. Tổ biết ngài đã đạt được yếu chỉ của dòng thiền này bèn nói: theo Huyền ký của Như Lai, ông (chỉ Mã Minh) là người sẽ nhận tổ vị Thiền tông thứ 12. Vậy ông hãy theo ta xuất gia, sau này ta sẽ truyền pháp cho ông. Mã Minh thật vui mừng cảm ơn tổ Phú Na Da Xa.

Hai năm sau, khi Mã Minh đạt 44 tuổi, tại chánh điện Thiền tông Giác Quang - Ấn Độ, buổi lễ truyền pháp được thực hiện. Từ đó, ngài là tổ nối đời thứ 12 dòng thiền này. Vời huệ giác cao cao tột, trong đợt kết tập kinh điển lần thứ 4, ngài là người có nhiều công lao đóng góp trong việc kết tập và truyền giáo đạo Phật nói chung, trong đó có pháp môn Thiền tông.

Nhân mùa Đản sinh Đức Phật năm nay, xin giới thiệu bài kệ của tổ.

Nhân mùa Đản sinh Đức Phật năm nay, xin giới thiệu bài kệ của tổ.

Tưởng nhớ thâm ân cứu khổ cứu nạn của Đức Phật đã dạy “Lục diệu pháp môn” nhằm giác ngộ-giải thoát tới hết thảy thính chúng ở Ta bà; Tổ Mã Minh đã làm bài kệ tụng kính mừng Phật Đản. Nhân mùa Đản sinh Đức Phật năm nay, xin giới thiệu bài kệ của tổ. Dưới đây là y văn bài kệ tụng:

Kính mừng Phật đản

Nam mô giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch đức Thế Tôn:

Hôm nay, kỷ niệm ngày Đản sinh của Ngài, chúng con có hương đăng, trà quả và phẩm vật dâng cúng trong buổi lễ này, kính xin đức Thế Tôn và Mười phương chư Phật chứng minh:

Trước hết chúng con xin

Dâng hương:

Khói hương bay khắp bầu trời xanh

Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành

Trên khói hương này xin Phật ngự

Chứng cho đệ tử tấm lòng thành.

Khai kệ mừng Phật đản:

Ngày xưa, tại nước Ca Tỳ

Có vua Tịnh Phạn trị vì muôn dân

Đức thanh trọng nghĩa xa gần

Ma Da Hoàng hậu xa gần kính cung.

 

Mùng tám, tháng tư lâm bồn

Đản sanh Thái tử khôi ngô vẹn toàn

Đặt tên là Tất Sỹ hiền

Thông minh xuất chúng không ai hơn Ngài.

 

Lớn lên hiện rõ người tài

Ở trong Hoàng tộc không ai hơn Người

Người trong Hoàng tộc vui tươi

Ở trong thiên hạ nhiều người lầm than!

 

Phần nhiều đau khổ vô vàn!

Nhiều người cùng cực không an muôn phần!

Ngài hỏi Hoàng tộc xa gần

Cách nào để giúp hết người lầm than?

 

Hoàng tộc nói ở thế gian

Đây là số phận đã an mọi người!

Thái tử nghe vậy không vui

Mà nghe trong dạ bùi ngùi không an!

 

Ngài trình với Đức Phụ hoàng

Xin cha giải rõ các phần con nghi

Đức vua không biết nói gì

Liền mời Hoàng tộc giải thì cho con.

 

Hoàng tộc, trên dưới không còn

Không ai giải được lời nghi của Ngài

Thiên hạ : giáo sĩ người tài

Giải được thắc mắc ở ngoài thế gian.

 

Đức vua nghe vậy liền mời

Uất Đầu Lam Phất đứng đầu Thánh nhân

Giáo sĩ khi đến Hoàng triều

Đức vua liền nói những điều hoàng cung.

 

Nếu Thầy giải được tôi mừng!

Sẽ được ban thưởng, Thầy đừng ngại chi

Còn không biết được tức thì

Xin rời Đại sảnh, thăm vì vua thôi.

 

Giáo sĩ nói dễ như chơi

Kính mời Bệ hạ hỏi thời ý đi

Vua rằng, không phải ý tôi

Mà của Thái tử tên thời Đạt Đa.

 

Giáo sĩ liền nói ý ra

Bất luận ai hỏi thì ta giải liền

Dù cho cao tận trên Thiên

Tôi đây sẵn liền giải đáp ra ngay!

 

Thái tử liền có trình bầy:

Ở trong thiên hạ có hai hạng người?

Người khôn, người dại hai nơi?

Người giầu, kể khó xin thời giảng phân?

 

Tại sao Trời lại bất công?

Người ăn chẳng hết, kẻ lần không ra?

Thầy biết thì cứ nói ra?

Còn nếu không biết lui ra cửa về!

 

Giáo sĩ tâm trí nặng nề!

Làm sao giải được, phải về tu thêm

Đức vua đành phải lặng im

Để cho Thái tử tìm đường giải thông.

 

Ngài liền từ giã vua cha

Cùng là thê, tử xuất gia tu hành

Khởi đầu khổ hạnh da xanh!

Đến khi kiệt sức, không sanh đạo mầu!

 

Ngài liền chấn chỉnh không cầu

Tạm dùng ít sữa của nàng Mục chăn

Bỗng nhiên sức khỏe có tăng

Dụng công tu tưởng để tìm cho ra.

 

Thành công Quán, Tưởng rất xa

Những thứ thắc mắc không ra chút nào

Tìm học lý luận tuyệt cao

Lý luận tuyệt đỉnh không ai hơn Ngài.

 

Những thứ mà Ngài đã nghi

Dụng công thêm nữa để tri cho tường

Nhìn được ở tận Mười phương

Cũng chưa biết được, tỏ tưởng bốn nghi.

 

Ngài liền Thanh tịnh tức thì

Bỗng tâm phát sáng tỏ tưởng bốn nghi

Thử đi thử lại không nghì

Rơi vào Bể tánh các nghi không còn.

 

Đứng lên tìm các bạn hiền

Chỉ pháp tu Thiền để về ‘nhà xưa’

Chín bạn tu Thiền trước kia

Dạy những vị ấy pháp tu ‘Bụi trần’.

 

Chín vị ngộ được chọn phần

Trình ngộ của mình với Sĩ Đạt Đa

Thái tử liền nói hết ra

Cổ Nhiên Đăng Phật chứng Ta chỗ này.

 

Các ông phụ giúp Ta xây

Giáo đoàn Phật giáo bầy đây tu Thiền

Các vị bạn cũ nói liền:

Đồng ý, nhưng phải chư Thiên chứng giùm.

 

Thái tử phải nhờ vị Thần

Xác nhận: Ngài chứng tuyệt phần Tam miinh

Chín vị tu trước vững tin

Lập lên Giáo đoàn giảng dạy Thiền Thanh.

 

Thái tử dạy rõ tu Thiền

Chín vị nhận được thấy thiêng vô cùng!

Các vị trình ngộ của mình:

Chính Tâm thanh tịnh là đây cội nguồn.

 

Chín vị nhận được lệ tuôn!

Chảy ra nước lệ: không buồn không vui.  (bình thường tâm thị đạo)

Trải qua bao sự ngậm ngùi!

Không ngờ mình chứng tuyệt mùi Thiền Thanh.

 

Nhìn trong Tam giới “như tranh”

Ai thích ngắm nhìn là bị trầm luân!

Do vậy đức Phật dạy Dừng,

Chỉ cần thanh tịnh là đây Niết bàn.

 

Để cho những người thế gian

Biết cách tu Thiền của Phật Thích Ca

Các ông nói lại lời Ta

Không theo Tam giới, thoát ra luân hồi!

 

Tu Thiền đơn giản vậy thôi

Nếu tìm hay kiếm: vào đời trầm luân!

Lần nữa Ta dạy chỉ Dừng

Chính Tâm thanh tịnh là đây cội nguồn.

 

Thiền Thanh đức Phật dạy riêng

Những ai phúc phận nhận liền Thiền thanh

Chúng con nghe dạy đã rành

Cúi đầu ba lạy xin Thầy chứng minh.

Hồi hướng

Kính mừng Phật Đản xong rồi

Nguyện đem công đức vào đời chúng con

Chúng con nhất quyết lòng son

Quyết tu Thanh tịnh không còn trầm luân.

 

Phật dạy chúng con chỉ Dừng

Tâm con Thanh tịnh luân hồi Dừng ngay

Hôm nay tại Tiểu Linh Đài

Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này.

Chúng con kính nguyện tại đây

Luân hồi sinh tử dứt dây buộc ràng

Đòi con đã hết gian nan

Cũng nhờ Đức Phật chỉ đàng Thiền tông.

Nam mô giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm