Đại phú do thiên, chữ "thiên" ở đây mang nghĩa gì?
Khi mình có được trí tuệ, mình sẽ tự nhiên biết ứng xử, hành xử linh động.
Có một câu chuyện. Cặp vợ chồng nọ, thương cha mẹ hai bên rất là đồng đều. Một hôm, cha mẹ bên vợ nói, thôi cha mẹ cũng đầy đủ rồi, các con không cần phải lo cho cha mẹ nhiều. Ngược lại, cha mẹ bên chồng thì cứ bắt hai vợ chồng này, phải đưa tiền của ra, để giúp đỡ anh em, mà những anh em đó, toàn hạng tiêu xài phung phí. Nếu không đưa, thì bị trách, không biết thương anh em, sợ vợ, nghe lời vợ.
Mới nói, nhiều khi muốn làm người tốt cũng không dễ. Mình chỉ có thể tận khả năng của mình, chớ không thể đáp ứng nhu cầu của một người, khi mà, người đó không lúc nào thấy đủ, ngay cả khi, đó là con ruột của mình.
Cái mình có thì hữu hạn. Cái nó muốn thì quá chừng, làm sao mình cho? Nếu mình cho quá, mình sẽ khổ, mà mình không cho, thì nó trách.
Mặt biển lúc nào cũng nhấp nhô, cũng giống như, tùy lúc mà mình ứng xử. Tình thương của cha mẹ là như đáy biển, bằng phẳng, không phân biệt, nhưng cũng đôi khi, hành xử của chúng ta, nhấp nhô như mặt biển. Tại sao? Tại vì đứa nào nó cần hơn thì mình giúp. Nhưng cần của nó không chính đáng thì mình không phải chi, để được gọi là anh em tốt.
Khả năng của mình thì hữu hạn, người kia thì xài vô chừng. Đem hữu hạn mà ứng với vô chừng thì làm sao được. Đó cũng là quán âm.
Quán tức là trở lại. Trở lại để nghe những âm thanh sự việc, nghe lại tiếng nói của sự việc, để chúng ta ứng xử cho đúng.
Người đời có câu: muôn sự tại nhân, thành sự tại thiên. Phật tử nói khác: muôn sự tại nhân, thành sự tại duyên. Mình muốn nhưng duyên không đủ, thì muốn ấy không thành. Mót hết sức, được chín mươi chín đồng. Lục hết giỏ, tìm thêm một đồng cho tròn một trăm. Nhưng không có, chín mươi chín đồng, vẫn cứ là chín mươi chín đồng thôi.
Đời, không có tuyệt đối.
Quý vị để ý, anh em trong cùng một nhà, có những người, mình có thể nói chuyện được, và có những người, mình không thể nói chuyện được.
Có anh em hiểu mình và cũng có những anh em, không phải không hiểu mình, mà là không muốn hiểu. Làm sao mình đáp ứng được hết?
Đành, dao gãy từng khúc. Mình có thể đáp ứng được nhu cầu, nhưng mình không thể đáp ứng được cái tham cầu của chúng sanh. Chỉ bố thí được cái ngặt chớ không bố thí được cái nghèo.
Nghèo thì triền miên. Ngặt khác, ngặt là thiên tai, ngập lụt. Không thể cứu nổi cái nghèo. Nepal bị động đất, mình cứu được, nhưng nghèo của cả xứ Ấn Độ, mình không cứu nổi.
Bàn tay của mình có dài cỡ nào, thì cũng chỉ với đến chừng mực nào đó. Mình sẽ giúp, bởi vì mình có duyên với nhau rồi.
Anh em cùng cha mẹ sanh ra, là vì có nghiệp làm con chung, chớ phước mỗi người mỗi khác. Là anh em, nhưng có những người làm đâu thành đó, lại có những anh em, làm đâu tiêu đó.
Người ta cũng thường nói: tiểu phú do cần mà đại phú là do thiên. Giàu lớn, đại phú, là do phước. Tiểu phú là do chuyên cần, để dành để dụm. Hồi chúng mình mới qua xứ người, không nhà, không cửa, không Anh văn, không gì hết, nhưng do mình chuyên cần, siêng năng, nên bây giờ mình có. Tuy không phải đại phú, nhưng mình cũng là tiểu phú, mình cũng có cái nhà, mình cũng có chiếc xe.
Đại phú do thiên. Chữ thiên ở đây, không có nghĩa là ông trời cho, mà là do cái phước riêng của mỗi người. Phước của mỗi người chúng ta, là có tay chân, có khối óc, để cố gắng làm nên sự nghiệp.
Phạm Hiền Mây (phiên tả)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Mẹ là chính một kỳ quan
Phật pháp và cuộc sống 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Học trò tỉnh thức, người giáo hạnh phúc
Phật pháp và cuộc sống 15:00 13/11/2024Mỗi khi tháng 11 sang trang và các trang mạng xã hội tràn ngập những sắc màu tươi vui đón chào ngày Nhà giáo, trong tâm trí của tôi lại hiện lên dòng chữ thanh thoát nét thư pháp của Thầy Thích Nhất Hạnh: “Happy teachers will change the world” (Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới).
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Phật pháp và cuộc sống 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Ni sư Tâm Nguyệt tiếp sức bệnh nhân nhí
Phật pháp và cuộc sống 10:44 13/11/2024Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) trao tặng hàng trăm phần quà ý nghĩa cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện T.Ư Huế, đặc biệt là các "chiến binh nhí" có thêm niềm tin để chiến đấu với bệnh tật.
Xem thêm