Đại sư Thanh Từ và nền thiền học Việt Nam đương đại
Có thể nói Đại sư Thanh Từ là một trong những cao tăng vĩ đại nhất của Phật giáo Việt Nam trong hơn hai ngàn năm qua và là một trong những vị cao tăng tiêu biểu hàng đầu của Phật giáo thế giới thời hiện đại.
Có học tăng hỏi Thầy: Thưa Thầy có giảng viên giảng dạy tại đại học nói rằng tư tưởng triết học, Phật học Việt Nam chẳng có gì đáng kể, hơn 95% là vay mượn của Phật giáo Trung Quốc. Mà khi con đọc những sách của thầy nói về vấn đề này thì hoàn toàn khác, xin thầy chỉ dạy cho con được hiểu ạ.
Đáp:
Đúng là nhìn một cách hời hợt cũng dễ có những nhận định tương tự, thầy chỉ nói một chút về tư tưởng thiền học, Phật học vài vị Đại sư tiêu biểu của Việt Nam trong thời hiện đại để thấy được bản sắc rất riêng riêng của Phật giáo nước nhà.
Thử hỏi trong giai đoạn hiện đại, vị cao tăng nào của thế giới, của Trung Quốc có thể vượt qua các vị như Đại sư Thanh Từ và thiền sư Nhất Hạnh, Hòa Thượng Minh Châu, Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Trí Quảng...của Việt Nam trên các phương diện đạo hạnh, trước tác, kiến tự, giáo hóa hoằng pháp lợi sanh..
HT.Thích Thanh Từ nói về trí thức và trí tuệ
Chỉ đơn cử ngài Phó Pháp chủ - Đại sư Thích Thanh Từ, một vị thiền sư, cao tăng, tác gia, dịch giả nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Đại sư là người có công lớn trong việc khôi phục, phát dương quang đại tinh thần tông chỉ của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần do sơ tổ Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng.
Có thể nói Đại sư Thanh Từ là một trong những cao tăng vĩ đại nhất của Phật giáo Việt Nam trong hơn hai ngàn năm qua và là một trong những vị cao tăng tiêu biểu hàng đầu của Phật giáo thế giới thời hiện đại.
Không ít người hỏi chúng tôi nghĩ rằng, không biết Đại sư Thanh Từ có phải là bậc Bồ Tát tái lai không? Đúng là không loại trừ khả năng Đại sư Thanh Từ là một trong những thân sau của các vị tổ sư cao tăng Thiền phái Trúc Lâm trước đây.
Đại sư Thanh Từ tục danh Trần Hữu Phước gốc Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long) sinh 1924, xuất gia năm 1949, cao đệ của tổ Thiện Hoa, nhập thất và chứng đạo năm 1968.
Hiện nay ngài đã xấp xỉ bách tuế, cả đời tận tâm phục hưng văn hóa thiền học Trúc Lâm giáo hóa hàng triệu đồ chúng cả xuất gia lẫn tại gia góp phần duy trì mạng mạch thiền tông, làm cho Phật pháp hưng thịnh, huy hoàng. Chỉ nhìn từ phương diện giáo hóa, tiếp Tăng, độ chúng, quy y, dạy đạo cho hàng triệu tín đồ, thì cũng là hy hữu xưa nay
Còn về phương diện khai sơn tạo tự, trùng kiến chùa chiền. Đã có hơn 50 thiền viện lớn nhỏ trong và ngoài nước, mỗi thiền viện có hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn Tăng Ni tu học theo thiền môn quy củ.
Gia tài văn hóa, văn học trước tác dịch thuật của Đại sư khá đồ sộ, được kết tập thành bộ 50 quyến "Thanh Từ toàn tập".
Có thể nói gần như toàn bộ những tác phẩm kinh luận, kinh điển của Phật giáo Việt Nam trong hai thiên niên kỷ đã được Đại sư dịch, giảng giải và in ấn truyền bá.
Chỉ nhìn trên ba phương diện kế trên, thì xưa nay hiếm người làm nổi. Một điều đáng lưu ý là mới nhìn thì dễ lầm là tư tưởng tông chỉ phương pháp tự hành giáo hóa của Đại sư giống tổ sư thiền Trung Quốc. Dù có kế thừa thành tựu của các tổ đi trước, nhưng nhìn sâu, nghĩ kỹ, chúng ta sẽ thấy rất rõ bản sắc khá riêng của Thiền học Việt Nam đương đại trong tông chỉ đường lối đến việc học kinh, tọa thiền, sám hối, hoằng pháp...chủ trương định hướng xây dựng một nền thiền học, Phật học Việt Nam có bản sắc riêng khác với Phật giáo Trung Quốc, Ấn Độ rõ nét nhất là từ đức Vua Phật tử Lý Công Uẩn, rồi Lý Thánh Tông đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông...Chủ trương này được kế thừa, tiếp nối liên tục; là sợi chỉ xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam
Điều này rất cần thiết những nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ.
Trong bức thư gửi Thiền Duyệt am chủ hơn nửa thế kỷ trước Thiền sư Nhất Hạnh đã nói với Đại sư Thanh Từ: Nền thiền học Việt Nam đi về hướng nào là do thầy và tôi nghĩ như thế nào?
Lời tiên tri trí tuệ này, 50 năm sau càng được minh chứng xác thực.
Tóm lại, đạo hạnh và tâm thiền của Đại sư Thanh Từ thấm nhuần non nước Việt Nam thời hiện đại, nếu có ai tôn xưng ngài là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm trong thế kỷ XXI cũng không có gì là quá đáng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam
Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.
Xem thêm