Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/06/2023, 12:45 PM

Đại từ đại bi

Thường có người hỏi tôi: “Vì sao phải xây nhiều Tự viện, Đạo tràng… lớn như thế? Trên thế giới có biết bao khổ nạn, nên lấy tiền xây chùa mà đem đi cứu nạn, cứu tế người bần khổ, như vậy có phải tốt hơn không?”

Audio

Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện [1] khắp nơi, để học sinh có chỗ phụng hiến sở học, gieo rắc và quảng bá hạt giống Bồ-đề.

Thường có người hỏi tôi: “Vì sao phải xây nhiều Tự viện, Đạo tràng… lớn như thế? Trên thế giới có biết bao khổ nạn, nên lấy tiền xây chùa mà đem đi cứu nạn, cứu tế người bần khổ, như vậy có phải tốt hơn không?”. Câu hỏi này mới nghe qua hình như có lý, nhưng suy nghĩ cặn kẽ thấu đáo sẽ thấy là không đúng! Bởi vì, dẫu ta có bố thí tiền bạc châu báu nhiều đến mấy, có xây dựng nhiều cơ ngơi từ thiện đến đâu, nhưng nếu chẳng giúp người tiêu diệt hẳn tham, sân, si, chẳng giúp họ bạt trừ tận gốc rễ nguyên nhân tạo ra nghiệp chướng, thì chỉ là cứu được sinh mạng xác thịt mà thôi!

Do cứu người là cần thiết, cấp bách, nên việc bố thì Phật pháp, hướng dẫn chân lý, giúp người tịnh hóa tâm linh, cứu được pháp thân huệ mệnh, khiến học nhân đoạn trừ phiền não, liễu sinh thoát tử rất cần tiến hành. Bởi ảnh hưởng thù thắng này kéo dài đến kiếp kiếp đời đời. Thế nên kiến tạo nhiều Phật tự, độ hóa ngàn vạn chúng sinh, mới là từ bi và có hiệu quả triệt để nhất.

Tôn dung Đại lão Hoà thượng Tinh Vân khi còn tại thế.

Tôn dung Đại lão Hoà thượng Tinh Vân khi còn tại thế.

Xây chùa độ chúng sinh, vốn là sứ mệnh thiêng liêng cần làm. Đáng tiếc là một số nhân sĩ giáo giới tuy có biết nhưng không am tường, không rành rẽ, nên chỉ quan tâm kiến tạo tự viện, mà chẳng để ý đến bồi dưỡng đào tạo Tăng tài. Để rồi một khi quay đầu nhìn lại, không những học Tăng vô phương phát huy công năng độ chúng, còn bị lạc vào đám người xấu, trở thành biến chất, tha hóa, có khi chỉ nhắm vào mục đích thu gom của cải tiền tài. Thật đáng buồn biết bao!

Bởi vậy, từ bi nếu vận dụng không đúng, cũng có thể thành tội ác. Quan sát các hiện tượng trong xã hội, ta thấy từ bi vận dụng không đúng, là dung túng con người thái quá tạo thành vấn đề không hay cho xã hội, để cho người làm ác – khiến xã hội mất trật tự…

Còn bố thí, nếu lạm thí tiền tài, thì chỉ giúp nuôi dưỡng khiến tham lam bành trướng lớn mạnh thêm trong tâm người. Lạm hành phóng sinh, những tưởng là tốt, vô tình làm tổn hại sinh mạng[2].

Những điều này tất cả đều do không có thấy biết đúng đắn.

Thế nên từ bi chân chánh cần có trí huệ dẫn đầu. Nếu không, hành từ bi mà vô trí, sẽ biến khéo thành vụng, chữa lợn lành thành lợn què, biến tốt thành xấu, làm mất đi thiện tâm mỹ ý.

Từ bi chân chính cũng không nhất thiết là phải tươi cười hớn hở, toàn thốt lời hay khen ngợi, mà lắm lúc phải dùng sức kim cương dũng mãnh để giáng ma, hàng ác. Thực ra phải rất đại từ đại bi mới có thể thực hiện những điều khó lành mà nên hành này.

Điều kiện phát triển sự nghiệp quan trọng nhất là vì người, mà thành lập "sự nghiệp cực kỳ hao tổn tâm lực tự nguyện" cũng là vì người.

Mấy mươi năm nay, công nhân viên phục vụ tại Phật Quang Sơn xấu tốt không đồng, tôi luốn dặn dò vị chủ quản nên dùng từ bi mà nhiếp thọ tất cả.

Kết quả những công nhân cống cao ngã mạn, nhờ xông ướp tu tập Phật pháp, dần dần cũng trưởng thành. Còn những người cùng bổn sơn đạo phong bất tương ưng, tôi cũng không gây khó dễ cho họ, mà luôn ngầm mở cho một con đường thoát. Bởi vì tôi muốn tạo kết cục viên mãn, hai bên đều hoan hỉ.

Kinh nghiệm xử thế bao năm nay khiến tôi cảm nhận sâu sắc rằng: Chỉ có từ bi, mới khéo biến can qua thành ngọc bạch, biến vũ khí thành tơ lụa[3].Muốn làm tiêu hết oán ghét đối nghịch trong vô hình, thì chỉ có từ bi mới đủ sức giúp quảng kết thiện duyên, thành tựu sự nghiệp.

“Thiên hạ vạn sự bất năng như ý”. Việc trong thiên hạ thường không như ý mình, nên chuyện hành từ bi lắm lúc phải chịu nhiều thiệt thòi, thua kém.

Có nhiều người nhờ tôi thay họ thanh toán nợ nần rồi, thì phủi luôn trách nhiệm. Ngoài ra, còn có kẻ lợi dụng lòng từ của người để dọa dẫm bắt chẹt, yêu sách tiền tài. Chẳng hạn như công trình Tây Lai Tự nhiều phen thường bị đe dọa đòi hỏi tiền bạc.

Những việc này cả đời tôi thường gặp, chẳng biết phát sinh biết bao lần. Thế nhưng xưa nay tôi chưa từng khởi tâm chán nản. Bởi, tôi thà vì từ bi mà bản thân chịu thiệt, cũng không bao giờ muốn mặc kệ hay bỏ thí bất cứ chúng sinh nào.

Chú thích:

[1] Chi nhánh

[2] Vì người bán săn vật, bắt tới bắt lui.

[3] Dùng phương pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Can qua là hai vũ khí cổ, chỉ chiến tranh. Tơ lụa là các thứ vật quý mà hai nước dùng để dâng tặng nhau.

Trích sách 'Nghĩa tình trân quý'; dịch giả Ni sư Hạnh Đoan.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm