Đắm chìm trong loạt ảnh trăm tuổi của chùa Bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa.
>CHIÊM NGƯỠNG NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP CỦA CHÙA VIỆT
Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell. Chùa có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP HCM.
Một bức ảnh khác chụp Chùa Bà Thiên Hậu năm 1866 của Emile Gsell. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.
Cổng chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh xuất bản năm 1895, ảnh của André Salles. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Chùa Bà Thiên Hậu khoảng năm 1908. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện.
Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.
Chùa Bà Thiên Hậu thập niên 1920. Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông…
Chùa Bà Thiên Hậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ 20. Một lần, cha bà cùng hai trai chở muối đi bán, giữa đường thuyền gặp bão lớn… Lúc đó bà đang ngồi dệt vải ở nhà cạnh mẹ nhưng đã xuất thần, dùng răng cắn áo cha, hai tay nắm hai anh.
Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến nay.
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, mang đậm phong cách chùa cổ của người Hoa, từ đường nét, kiến trúc đến vật liệu xây dựng. Theo nhà văn hóa – học giả Vương Hồng Sển, từng viên gạch, mái ngói, đồ gốm ở chùa đều được đem từ Trung Quốc sang.
Chùa Bà Thiên Hậu có hàng trăm đồ cổ có niên đại từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, bao gồm các tượng gỗ, tượng đá, bia đá, lư đồng, câu đối, phù điêu,… được chế tác rất tỉ mỉ và tinh tế. Đặc biệt, phải nói đến 2 đại đồng chung bằng gang, có niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830) cùng với bộ lư lớn có niên hiệu Quang Tự năm thứ 12 (1886).
Miếu thờ trong chùa bà Thiên Hậu gồm 3 điện thờ chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Chính điện thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hai bên trang thờ Bà là trang thờ Kim Huê nương nương và Long Mẫu nương nương. Giữa các dãy nhà trong miếu đều có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh, giúp thu ánh sáng, không khí và thoát khói hương.
Vào các ngày mùng một, ngày rằm, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu và đặc biệt là vào ngày lễ vía Bà (23.3 âm lịch), luôn có nhiều du khách hành hương Phật giáo, Phật tử đến chiêm bái, đứng kín cả trong và ngoài chùa. Vì vậy, cũng như chùa Ngọc Hoàng, bạn nên đến viếng chùa vào ngày thường để có thể dễ dàng thưởng lãm từng dấu tích lịch sử của ngôi cổ tự.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh
Media 23:29 20/12/2024Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.
Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà
Media 19:15 19/12/2024Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.
Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường
Media 12:45 18/12/2024Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.
Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ
Media 16:01 10/12/2024Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.
Xem thêm