Ngôi chùa làm từ vỏ ốc "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam
Chùa Từ Vân hay còn được gọi là Chùa Ốc, không chỉ là điểm đến văn hóa, tín ngưỡng, nơi đây còn hấp dẫn rất đông du khách bởi những nét độc đáo trong kiến trúc của nó.
Nằm trên đường 3/4, TP Cam Ranh, Khánh Hòa, chùa Từ Vân hay còn được gọi với tên chùa Ốc, được xây dựng từ năm 1968, từ lâu trở thành điểm tham quan quen thuộc của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Khánh Hòa.
Nổi bật nhất trong chùa là tháp Bảo Tích, được xây dựng từ năm 1995, cao 39 m, gồm 2 tầng. Đây là công trình được xây dựng chủ yếu bằng san hô và vỏ ốc, sò và được ghi nhận là tháp cao nhất Việt Nam.
Tháp do Thượng tọa Thích Thông Anh trụ trì chùa cùng các nhà sư của chùa tự tay thiết kế, xây dựng theo phương pháp thủ công và phải mất 5 năm mới hoàn thành.
Tháp Bảo Tích có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo”. Bên trong có 2 tầng.
Tầng trên dành thờ Phật, tầng dưới là nơi du khách dừng chân có thể chiêm ngưỡng không gian lộng lẫy với những hoa văn độc đáo được tạo ra bởi hàng nghìn vỏ ốc, sò khác nhau.
Những hoa văn đẹp mắt được các sư thầy sắp xếp tỉ mỉ tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Vẻ đẹp bình yên phía trong ngôi tháp làm bằng vỏ ốc, san hô khiến bất cứ ai cũng không thể quên, dù chỉ đến một lần.
"Thật sự ngạc nhiên khi chứng kiến một công trình đồ sộ mà được làm bằng vỏ ốc và san hô. Rất đẹp và thanh tịnh", chị Nga đến từ TP.HCM trầm trồ.
Theo các sư thầy, do du khách đến tham quan đông, nên nhà chùa phải làm rất nhiều bảng chỉ dẫn, nếu không khách sẽ đi lạc.
Khách tham quan chùa Ốc không thể bỏ qua hành trình xuống 18 tầng "địa ngục". Công trình này mang dáng dấp một con rồng khổng lồ, được xây bằng đá san hô, vỏ ốc dài khoảng 500 m.
Đường xuống “địa ngục” khá hiểm trở, không gian ẩm thấp, quanh co, hầu hết đoạn đường tối đen nên trước lúc khởi hành, du khách phải chuẩn bị đèn pin hoặc đèn cầy cầm theo.
Công trình cũng được các sư thầy xây dựng chủ yếu bằng san hô và vỏ sò, vỏ ốc rất tinh xảo. Nếu lần đầu xuống "địa ngục", du khách phải có người dẫn đường nếu không rất khó tìm lối ra.
Bên trong, ngoài vỏ ốc, vỏ sò và san hô, các sư thầy luôn dành những chỗ trang trọng nhất cho các tượng mang dáng dấp phật giáo.
Có những đoạn đường hẹp và chỉ cao khoảng 1 m, du khách phải cúi, bò mới qua được. Ngoài ra, khi bước qua từng “cửa ngục”, du khách sẽ đọc được những lời giáo huấn đối với từng tội lỗi, nhắc nhở người đời không làm việc sai trái.
Khi đi hết các cửa “địa ngục”, du khách sẽ qua cầu Nại Hà để trở lại “trần gian”. Lúc này du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, một cảm giác thật thoải mái, khác lạ so với khi còn ở dưới "địa ngục".
Để khám phá và chiêm ngưỡng những ngôi chùa độc đáo, linh thiêng trên khắp đất nước Việt Nam, mời quý Phật tử đọc thêm tại mục Chùa Việt của phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ tảo tháp truyền thống dịp giỗ ngài Kế Châu tại tổ đình Thập Tháp
Media 10:00 05/01/2025Hằng năm, vào dịp cuối năm, 4/12 âm lịch, nhân ngày huý kỵ Hoà thượng Không Tín - Kế Châu (1922-1996), chư tôn đức Tông môn tổ đình Thập Tháp (Bình Định) vân tập về tổ đình và cử hành lễ tảo tháp, tưởng niệm chư vị Tổ sư.
Vì sao núi Bà Đen được mệnh danh là miền “non thiêng, đất phước”?
Media 13:47 31/12/2024Nổi lên đơn côi giữa vùng đồng bằng trù phú, núi Bà Đen, Tây Ninh được biết đến là ngọn núi thiêng, và gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu – một tượng đài tâm linh của người dân Nam bộ.
Núi Bà Đen - nơi gửi gắm ước nguyện trong mùa lễ tạ
Media 09:34 27/12/2024Lễ tạ cuối năm là một nghi lễ truyền thống của người Việt với quan niệm tâm linh “có vay, có trả”. Tại Nam bộ, truyền thống văn hoá đẹp đẽ này được lưu giữ tại núi Bà Đen - ngọn núi gắn liền với những huyền thoại về sự linh ứng của Linh Sơn Thánh Mẫu, và là nơi để người dân gửi gắm hàng vạn nguyện ước.
Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh
Media 11:45 24/12/2024Chùa Trúc Lâm Thanh Lương tọa lạc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa trước đây tên Thanh Quang Tự do cụ Tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa xưa đã hư hỏng nặng. Năm 2008, ông Phạm Nhật Vượng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa và đổi tên Chùa Trúc Lâm Thanh Lương.
Xem thêm