Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhiếp ảnh gia Pháp Nicolas Cornet: Văn hóa chùa Việt hấp dẫn tôi một cách tự nhiên

Thận trọng với những câu hỏi gợi đến sự so sánh Đông - Tây, tránh đưa ra những bình luận về khác biệt văn hóa, Nicolas Cornet người đã đi khắp Việt Nam để chụp ảnh chùa chiền nói "Khi đến những nơi tôi dự định chụp ảnh, tôi ở cùng, ăn cùng, sống cùng người dân. Tôi cảm thấy tôi thuộc cộng đồng đó".

Số phận các đền chùa và ý nghĩa, tầm ảnh hưởng của nó trong đời sống của người dân là một chủ đề đặc biệt cuốn hút Nicolas Cornet.

Trong suốt 30 năm qua lại Việt Nam, ông đã đi đến rất nhiều đền, chùa ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Một phần thành quả là cuốn sách ảnh Chùa Việt Nam với 20.000 bức ảnh, chụp 31 ngôi chùa ở Việt Nam, ra mắt năm 2018 này.

Ông từng nói không chùa ở đâu mang lại cho ông cảm giác đặc biệt như ở Việt Nam, cảm giác đó là gì vậy thưa ông?

Tôi đã từng qua lại Việt Nam suốt 30 năm qua vài bị văn hóa Việt, trong đó có chùa chiền hấp dẫn một cách tự nhiên.

Ở phía Bắc, chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, đặc biệt là những mảng điêu khắc trong chùa, rất đẹp, cổ kính, mang lại cảm giác rất đặc biệt.

Chùa ở Huế lại rất chú trọng yếu tố phong thủy. Từng mảng kiến trúc, thậm chí từng cái cây, bông hoa đều mang ý nghĩa riêng. Chùa ở Huế mang đến cảm giác thiền. Khi đến đây tôi thường ngồi ở bậc thềm của chùa để ngắm nhìn xung quanh.

Chùa ở Sài Gòn thì rất đa dạng, không gian cởi mở. Những ngôi chùa ở đây có rất nhiều cửa, mở rộng đón mọi người, có cảm giác như ngôi chùa vẫn sống trong lòng thành phố vậy.

Người dân ở đây cũng rất cởi mở, họ đi lễ, không phân biệt đâu là chùa người Hoa, đâu là chùa người Khơ Me.

Ông đã bao giờ  thử nghe người Việt cầu nguyện trong chùa chưa?

Tôi đã thử, nhưng không hiểu hết vì họ có những từ ngữ đặc biệt khi khấn vái. Tôi hay đến chùa và ngồi một ngày trong đó. Khi người ta cầu khấn thì tôi ngồi thiền.

Ông có phải là người có mối quan tâm đặc biệt đến tôn giáo không?

Tôi đặc biệt quan tâm văn hóa, lịch sử, dân tộc học. Tôi từng làm dự án nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, dự án tiếp theo tôi sẽ làm về đề tài ẩm thực.

Ông thấy điểm gì khác trong cách người Việt thực hành tín ngưỡng tại đền chùa, so với người dân các nước khác trong khu vực?

Tôi không muốn so sánh. Điều tôi thấy thú vị nhất là sự cởi mở của người dân Việt Nam. Mọi người có những thứ thực hành hoàn toàn không giống Phật tử bình thường. Nhiều người đến chùa mang theo cả thịt lợn, thịt gà để dâng lễ, theo cách mà họ nghĩ là đúng.

Ở miền Nam, tôi thấy ngày càng nhiều những người trẻ tầm 7 tuổi, 8 tuổi vào chùa thiền. Với tôi đây là sự thay đổi lớn, và tôi nghĩ điều đó rất tốt.

Tôi cảm thấy thiền không phải là tôn giáo, chỉ là cách con người kết nối với nội tại. Trẻ học thiền sẽ thay đổi cách hành xử của chúng với người khác, có thể ứng dụng tốt cho cuộc sống.

Người phương Tây thường tìm đến thiền để giải tỏa áp lực cuộc sống. Cá nhân ông thì sao?

Tôi thiền 30 phút mỗi ngày. Tôi đã thực hành ba năm rồi và thiền đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Thiền giúp tôi biết cách hít thở, biết cách làm mới hơi thở. Thiền giúp tôi kết nối với bản thân, thay đổi mối quan hệ giữa tôi và người khác. Tôi nghĩ là tôi đã nhìn cuộc đời khác hơn.

Với ông, tôn giáo có vai trò như thế nào?

Khi đến những nơi tôi dự định chụp ảnh, tôi ở cùng, ăn cùng, sống cùng người dân. Tôi cảm thấy tôi thuộc cộng đồng đó, chứ không phải người nước ngoài. Tôi muốn ghi lại những khoảnh khắc đời thường.

Tôi là người Thiên Chúa Giáo, tuy nhiên tôi không thực hành đạo như các tín đồ bình thường. Đến mỗi nước tôi đều quan tâm đến tôn giáo cũng như văn hóa của dân tộc đó, vì đó là cách để tìm hiểu được nét đặc sắc của dân tộc đó.

Tôi nghĩ nguồn gốc của mọi tôn giáo là sự chia sẻ, lòng vị tha với người khác, rất cần cho đời sống này. Tôn giáo nhắc nhở chúng ta đạo lý làm người, để cùng nhau sống tốt hơn trong thế giới này. Và mối liên hệ giữa một người với một đấng tối cao, hay nhiều đấng tối cao là vấn đề rất cá nhân.

Tôi không muốn tự định vị mình ở trong hay ở ngoài tôn giáo. Điều tôi quan tâm nhất vẫn là văn hóa.

Nhiều nhiếp ảnh gia thích khai thác những bố cục, khuôn hình ánh sáng ấn tượng cầu kỳ. Nhưng ảnh của ông rất giản dị...

Thông qua cuốn sách Chùa Việt Nam tôi muốn ghi lại hình ảnh những ngôi chùa trước khi chúng bị tu bổ, nói chính xác hơn là làm mới lại.

Tôi muốn lưu lại hình ảnh những ngôi chùa để con cái tôi, con cái bạn, trẻ em Việt Nam sau này biết chùa Việt Nam đã từng như thế.

Thứ nữa là họa tiết, điêu khắc trong chùa rất đẹp. Ngoài ra tôi rất quan tâm đến cách người dân thờ phụng thế nào. Trong hành trình đi từ Bắc vào Nam, những nơi tôi thấy đẹp nhất chính là chùa chiền.

Khi chụp chùa ở Việt Nam, ông bị hấp dẫn bởi điều gì?

Tôi thấy chùa Giác Lâm trong Sài Gòn vẫn giữ ngôi chùa cũ, và xây mới một ngôi chùa bên cạnh để đáp nhu cầu xã hội hiện đại. Đó là một cách làm tốt. Khi vẫn còn không gian để xây, không nhất thiết phải phá vỡ cái cũ.

88

Vợ của tôi là người Việt sinh ra tại Pháp. Bố vợ tôi là người Nghệ An. Bố mẹ vợ tôi đã giúp đỡ tôi nhiều, khiến tôi có cái nhìn cởi mở hơn về đất nước Việt Nam. Chúng tôi có nhà ở đây.

Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Tôi vẫn về Việt Nam vì ở đây còn rất nhiều người thân, và vì vợ chồng tôi muốn con biết gốc gác của mình.

Nicolas cornet là nhiếp ảnh gia, nhà báo có 30 năm kinh nghiệm hoạt động ở Châu Á và Châu u, ông đóng góp cho các báo và tạp chí như L’espresso, Mare, Le monde, D-la repubblica, Siette leguas, El mundo, Figaro magazine, Nouvel observateur, Nat geo, cộng tác làm phim và truyền hình tư liệu. Ông đã thực hiện khoảng 12 triển lãm ảnh ở nhiều nước, trong đó có bảy triển lãm ảnh về Việt Nam.

Ông đã xuất bản các đầu sách về Việt Nam tại nước ngoài như VIETNAM (2004), NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP NHẤT VỀ VIỆT NAM (2005), VIETNAM (2007)...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm