Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đảng viên có xuất gia được không?

Đảng viên xuất gia được không? Sau khi xuất gia thì sẽ sinh hoạt đảng nơi nào? là những câu hỏi được nhiều Phật tử quan tâm.

>PHẬT GIÁO THƯỜNG THỨC

Đồng quan điểm với nhiều Đảng viên, bạn Nguyễn Thuận (nguyenthuanxxxxx@gmail.com) đã gửi câu hỏi tới phatgiao.org.vn về về vấn đề “Đảng viên có được xuất gia không?” và vấn đề “chi phí cần thiết trong cuộc sống tu hành”. Nội dung chi tiết như sau:

Hỏi: Tôi năm nay 23 tuổi, là nữ, hiện cuộc sống và công việc của tôi đã ổn định. Thế nhưng do cảm nhận về con người và cuộc sống vô thường nên tôi có ước mong xuất gia để tìm cầu chân lý.

Tuy nhiên hiện tôi vẫn còn một số băn khoăn và mong được giải đáp như: Khi tôi xuất gia, các chi phí cần thiết trong cuộc sống tu hành tôi phải làm như thế nào? Đặc biệt tôi là Đảng viên thì có được xuất gia không, sau khi xuất gia thì sinh hoạt đảng nơi nào? Tôi rất mong nhận được phản hồi từ phatgiao.org.vn.

Bài liên quan

Đáp: Bạn đang có cuộc sống và công việc ổn định, nhờ túc duyên mà nhận chân được sự vô thường của nhân tình thế thái rồi phát tâm tìm cầu chân lý là bậc hảo tâm xuất gia. Trước khi quyết định dấn thân vào con đường tu hành, bạn tham vấn về những gì mình chưa biết để nắm vững và chủ động trong mọi thứ là điều nên làm.

theravada-buddhism-1773666_960_720

Chúng tôi lần lượt sẻ chia các vấn đề bạn hỏi như sau:

Là đảng viên xuất gia được không, sau khi xuất gia thì sẽ sinh hoạt đảng nơi nào?

Thời Thế Tôn còn tại thế, có rất nhiều thành phần xã hội khác nhau gia nhập Tăng đoàn. Theo phép tắc nhập đạo, thọ giới của nhà Phật, nếu người nữ không vướng 9 già nạn (Đã thọ Tỳ-kheo-ni giới. Tặc tâm xuất gia. Giết cha. Giết mẹ. Giết A-la-hán. Gây thương tích cho Phật. Phi nhân. Súc sanh. Nhị hình-bán nam, bán nữ) và 10 khinh nạn (Có phải là quan trốn đi tu không? Có phải là người trốn nợ không? Ngươi có phải là đầy tớ trốn chủ không? Ngươi có phải là đàn bà không? Đàn bà mà có bệnh cùi hủi, ung thư, ghẻ lở, lao phổi, tiểu đường không? Tuổi đủ 20 chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ có cho phép chưa? Pháp danh ngươi là gì? Hòa thượng của ngươi hiệu gì?) thì có thể xuất gia thọ giới. Như vậy, một đảng viên phát tâm xuất gia thọ giới, theo quan điểm của Phật giáo là bình thường. Riêng vấn đề đảng viên sau khi xuất gia sinh hoạt đảng tại đâu, hiện Giáo hội chưa có quy chế nào liên quan đến vấn đề này.

hand-1598627_960_720

Ngoài ý chí nguyện lực của mình, người muốn xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ nếu là vị thành niên hay nếu đã có gia đình thì phải có sự cho phép của chồng hoặc vợ, và chính quyền địa phương thường trú (nếu ở Việt Nam). Dưới đây là các điều khoản mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Phật giáo đã quy định (Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương):

a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.        

b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.        

c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.         

d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.         

e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.        

f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.        

g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.        

h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.   

i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.    

Vấn đề về chi phí cần thiết trong cuộc sống tu hành do Phật tử dâng cúng

Về nguyên tắc, người xuất gia không trực tiếp làm ra của cải vật chất tiền bạc nên đời sống cùng mọi sự chi tiêu trong chùa đều do thập phương bá tánh hộ trì. Trong giai đoạn tập sự xuất gia (từ 1 đến 2 năm hoặc lâu hơn) vì giới pháp còn thấp, phước đức còn mỏng nên hiếm khi được cúng dường. Giai đoạn này, các khoản chi phí lớn nhỏ vị tập sự xuất gia đều phải xin từ thầy bổn sư (hoặc vị thầy do bổn sư chỉ định). Nhà chùa, vị bổn sư khi tiếp nhận đệ tử có trách nhiệm giáo dưỡng, chu cấp cho đệ tử các chi phí cần thiết. Mặt khác, nếu gia đình bạn có điều kiện hộ trì, hoặc nếu bạn có tiền riêng, sau khi trình bạch với bổn sư mà được đồng ý thì có thể chi dụng.

Bài liên quan

Để hiểu thêm về vấn đề này bạn có thế xem video vấn đáp của thầy Thích Nhật Từ giảng về đề tài này:

Cầu mong cho bạn tìm được minh sư và đại chúng hữu duyên.

Chúc bạn tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm