Hỏi đáp Phật pháp: Con người mắc tội gì khi nói dối?
Theo kinh điển Phật Giáo, nói dối còn mang tội, mang nghiệp. Nhưng trong cuộc sống, đôi khi không tránh khỏi những lần nói dối. Mỗi lần nói dối xong, con lại rất ân hận và tự trách mình. Xin các quý thầy tư vấn cho con xem có cách nào để con khỏi phạm phải những lời nói dối không nên có ấy?
Trả lời: Trong 66 điều đức Phật dạy con người, thì Phật luôn răn dạy rất nhiều về lời nói dối:
Nói một lời dối gian, thì phải bịa thêm 10 câu không thật nữa để đắp vào, cần gì phải khổ như vậy?
Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người. Bạn dối được người khác, nhưng lương tâm của mình thì bạn không dối được.
![Có 4 loại nói dối: Vọng ngữ+ Ỷ ngữ +Ác khẩu+ Lưỡng thiệt](https://i.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/files/lan.anh/2018/12/13/111-1519.jpg)
Có 4 loại nói dối: Vọng ngữ+ Ỷ ngữ +Ác khẩu+ Lưỡng thiệt
Có 4 loại nói dối chính vẫn hay xảy ra thường ngày:
Đó là Vọng ngữ+ Ỷ ngữ +Ác khẩu+ Lưỡng thiệt. Đây chính là 4 loại nói dối chính dễ làm con người tạo gây nghiệp ác. Khi ta nói dối, tâm ta không an, con người luôn phải nhớ những điều không có thật, nên nói năng không được minh bạch, chuẩn xác, nói trước quên sau. Về sau, ta sẽ quen với những điều dối gian ấy mà lấy làm điều đúng cho mình. Con người sẽ rơi vào cõi vô minh, mất đi sự trong sáng, hồn nhiên trong tâm thức.
Theo kinh Phật, nếu người nào nói dối sẽ mặc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào 3 đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Đó là những tội ác mà ai gian dối sẽ phải nhận lấy quả báo của mình.
Trong khoa học, nói dối làm cho hệ thần kinh của chúng ta vốn có liên quan chặt chẽ đên hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Mọi hoạt động, suy nghĩ, ý thức, cảm giác và xúc cảm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Cơ thể của bạn sẽ hành động theo những gì bạn đã nghĩ.
![Theo kinh Phật, nếu người nào nói dối sẽ mặc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào 3 đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. (Ảnh minh họa)](https://i.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/files/lan.anh/2018/12/13/113-1519.jpg)
Theo kinh Phật, nếu người nào nói dối sẽ mặc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào 3 đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. (Ảnh minh họa)
Khi nói dối, bạn sẽ lo lắng, áy náy, stress. Cơ thể sản sinh nhiều loại hoóc môn khác nhau như cortisol và noreprine. Chính những cortisol sẽ làm giảm thiểu sự sản sinh chất endorphrine (ho óc môn hạnh phúc) trong cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu và suy giảm hệ thống miễn dịch. Chất này cũng kích thích nhịp tim đập nhanh và dẫn tới bệnh cao huyết áp.
Người nói dối hay đau đầu, suy nhược cơ thể, mất ngủ...
Nói dối, dối gian, gây tai hại ở sự phản ứng dây chuyền. Lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác, và cứ thế mãi cho tới khi bản thân bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do chính mình tạo ra.
Một con người sống còn không thật với chính bản thân mình- liệu thật với ai được nữa? Thế nên làm sao họ mở lòng và có lòng tin để chứng ngộ, giác ngộ được sự thật?
Giải pháp Đức Phật dành cho bạn, đó học thuộc và làm theo kinh Mười điều lành - Nếu không nói dối bạn sẽ đạt được 8 lợi ích như sau:
1. Được thế gian kính phục.
2. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.
3. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm, như hoa ưu bát la.
4. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sanh.
5. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.
6. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.
7. Lời nói tôn trọng, được người trời đều vâng theo.
8. Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.72/templates/themes/images/qrcode.png?v)
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/kengang.png)
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2024/02/02/ban-kinh-ngan-de-hieu-danh-cho-phat-tu-tung-kinh-cau-an-dau-nam-203015.jpg)
Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2022/02/06/vi-sao-dau-nam-cau-an-can-tung-kinh-niem-phat-duoc-su-234040.jpg)
Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/content/2020/10/13/vao-chua-nen-di-loi-nao-va-dung-o-dau-de-khan-nguyen-3-1510.png)
Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2024/09/27/co-kieng-ky-gi-khi-xe-dich-lu-huong-khong-184249.jpg)
Có kiêng kỵ gì khi xê dịch lư hương không?
Hỏi - Đáp![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Mẹ tôi mới mất, đang thờ ở một bàn thờ riêng. Tôi có nghe một số ý kiến cần kiêng kỵ đối với lư hương mới. Cụ thể như: Không di chuyển hay xoay tới xoay lui, không nhổ chân hương, việc ấy có đúng không? Chừng nào thì chuyển lư hương và hình thờ của mẹ lên bàn thờ cửu huyền (ông bà)?
Xem thêm