Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/01/2024, 10:38 AM

Danh tiếng trong nó luôn có ngục tù

Để thấy mình và thấy nhau, con người cần một vị trí, một danh phận nào đó.

Audio

Vị trí hay danh phận là một chỉ dấu nhận biết, hay một biểu tượng phân công. Trong hợp tác sống, muốn ngôn được thuận thì danh cần chính. Tuy nhiên, khi chúng ta ở lâu trong một vị trí hay danh phận nào đó, chúng ta có triệu chứng tham vị trí và thủ danh phận. Vị trí và danh phận bản thân nó rất đẹp và sinh động. Nhưng khi tham và thủ (chấp) có mặt, cái đẹp và sinh động biến mất. Chỉ lệ thuộc còn lại và bất an lớn lên.

Một người muốn có giải thoát, người ấy cần thôi đồng hoá mình với vị trí và hay danh phận

Một người muốn có giải thoát, người ấy cần thôi đồng hoá mình với vị trí và hay danh phận

Một người muốn có giải thoát, người ấy cần thôi đồng hoá mình với vị trí và hay danh phận. Người ấy phải biến mất trong không định vị. Người ấy phải quên mình trong sinh động của thế giới và tự thân. Vị trí có đẹp thế nào, danh phận có lớn thế nào, người ấy cần tự thấy rõ ràng trong tuệ kiến vô thường và vô ngã. Người ấy có thể thực thi vị trí và danh phận trong thương yêu và hạnh phúc, nhưng đừng có cái tôi vị trí hay danh phận nào được thiết lập.

Minh triết Hy-lạp xưa từng nói: “Thượng đế muốn hại ai, trước hết Ngài làm cho người đó có danh tiếng”.

Danh tiếng trong nó luôn có ngục tù. Chỉ cần tôi là cái gì đó thì ngay lập tức tôi bị cái gì đó. Định vị mình là lệ thuộc mình. Không định vị mình, mình tự nhiên không có giới hạn. Có thể lớn, mà cũng có thể bé. Có thể đến, mà cũng có thể đi. Khoan dung vô cùng, mà trang nghiêm cũng vô hạn. Tự do mà không ai thấy mình. Sinh động mà mình không thấy ai. Mình không có vị trí, dĩ nhiên người cũng không có vị trí. Tất cả sinh động, đẹp, mới và duy nhất trong khoảnh khắc duy nhất.

Đức Phật Gotama, bậc Giác ngộ trọn vẹn, cho biết: “Người tu tập, không thấy mình tu tập, là người tu tập. Người chứng Đạo, không thấy mình chứng Đạo, là người chứng Đạo. Người sống thiện đẹp, không thấy mình sống thiện đẹp, là người sống thiện đẹp”.[1]

Ngài cũng nói: “Một người giúp người, nhưng tâm còn dính mắc vào Ta, Người, Chúng Sinh và Kẻ Thọ Nhận, người ấy không trọn vẹn là người giúp người”.[2]

Trong đời sống, nếu nhìn đủ sâu và trải nghiệm đủ rộng, chúng ta thấy người tự do và có hạnh phúc thật sự là người đã biến mất trong chính mình và không còn vị trí định vị nào trong tâm trí mình nữa. Người ấy hồn nhiên, nhưng thật tĩnh lặng. Người ấy từ ái, nhưng thật chánh kiến. Người ấy cho đi, nhưng thật buông xả. Mọi người có thể nhìn thấy người ấy theo cách mình muốn. Không có ganh tỵ, oán trách hay hận thù nào trên mỗi bước chân người ấy cả. Người ấy vô tranh trong hiện hữu và vô hại trong sẻ chia. Chết và sống đều an. Thương và không thương đều đẹp. Suy nghĩ, lời nói và hành vi của người ấy không còn nữa cái tôi vị trí. Không định vị và không bị định vị, người ấy có thể ngu như mình ngu trong một nụ cười tĩnh lặng rồi quên.

 

--------------

[1]《四十二章經》:「修無修修,證無證證,行無行行」。

[2]《金剛經》:「若菩薩有我相、人相、眾生相、壽者相即非菩薩」。

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm