Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 13:46 PM

Đạo đức - Thiền định - Trí tuệ: Ba nền tảng an lạc giải thoát (III)

Đạo đức, thiền định, trí tuệ là ba phương diện cốt lõi của Bát chánh đạo. Trong thực tập Bát chánh đạo, đạo đức, thiền định và trí tuệ luôn luôn có mặt trong nhau, không thể tách rời nhau, chúng cùng hỗ trợ cho nhau, giúp cho sự thành tựu giác ngộ, giải thoát của hành giả đạt tới viên mãn.

 >>Lời Phật dạy

3. Trí tuệ và biểu hiện của nó trong Bát chánh đạo

Chánh kiến

Chánh kiến còn gọi là chánh tri kiến, là cái nhìn, sự nhận thức chân chánh, đúng đắn. Có hai loại tri kiến hay nhận thức cần phải phân biệt. Đó là tri kiến hay nhận thức thế gian và tri kiến hay nhận thức xuất thế gian.

Tri kiến thế gian là loại tri kiến xây dựng trên nền tảng của sự tích lũy, học tập.

Tri kiến xuất thế gian xây dựng trên nền tảng chánh niệm. Chánh kiến thuộc loại tri kiến xuất thế gian.

Trong Bát chánh đạo, chánh kiến trước hết là cái nhìn đúng đắn, cái nhìn phân biệt rạch ròi thiện và bất thiện, tốt và xấu. Khi một vị Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bản của bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri căn bản của thiện, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có Chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Tri kiến thế gian là loại tri kiến xây dựng trên nền tảng của sự tích lũy, học tập.

Tri kiến thế gian là loại tri kiến xây dựng trên nền tảng của sự tích lũy, học tập.

Bài liên quan

Thông thường, muốn xác định hành vi tốt – xấu, thiện – bất thiện của một người nào đó, người ta có các tiêu chuẩn, hệ tiêu chuẩn đạo đức nhất định của xã hội để làm công cụ phân định. Tuy nhiên, ở mỗi cộng đồng, quốc gia, nền văn hóa khác nhau thì quan niệm hay tiêu chuẩn đạo đức khác nhau. Do đó tùy vào không gian, thời gian và chủ thể cụ thể mà các tiêu chí xác định hành vi thiện – ác, tốt – xấu khác nhau. Từ đó cho thấy việc phân định rạch ròi hành vi tốt – xấu, thiện – bất thiện theo đạo đức quy ước xã hội là rất tương đối.

Trong đạo Phật, việc phân định này có tiêu chí rất rạch ròi và đặc thù: Theo đó Đức Phật dạy hành vi thiện là hành vi gắn với tâm lý không tham, không sân, không si; hành vi ác là hành vi gắn với tham, sân và si. Biểu hiện cụ thể của thiện là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không vọng ngữ… Biểu hiện cụ thể của bất thiện là ngược lại: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, vọng ngữ… Nói một cách khái quát, những hành vi thiện là hành vi đưa tới đời sống an lạc, giải thoát, lợi mình lợi người. Hành vi bất thiện là hành vi đưa tới sự ràng buộc, bất hạnh, khổ đau, hại mình hại người.

Chánh kiến được xem là cái nhìn bất nhị, cái nhìn vô tướng, cái nhìn “không”. Các cái nhìn này đều đưa tới xả ly các tham muốn, ước vọng, truy cầu, đòi hỏi mang tính vọng chấp, đưa tới an lạc, giải thoát viên mãn.

Chánh kiến được xem là cái nhìn bất nhị, cái nhìn vô tướng, cái nhìn “không”. Các cái nhìn này đều đưa tới xả ly các tham muốn, ước vọng, truy cầu, đòi hỏi mang tính vọng chấp, đưa tới an lạc, giải thoát viên mãn.

Chánh kiến còn là cái nhìn thấu suốt bản chất của các pháp. Bản chất đó chính là tính cách vô thường, duyên sinh, vô ngã của các pháp. Nói khái quát chánh kiến là cái nhìn thấu suốt Tứ đế, Bát chánh đạo, như trong kinh Chánh tri kiến Đức Phật dạy: “Khi nào vị Thánh đệ tử biết già chết, tập khởi của già chết, đoạn diệt của già chết và con đường đưa đến đoạn diệt già chết, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh kiến…

Chánh kiến được xem là cái nhìn bất nhị, cái nhìn vô tướng, cái nhìn “không”. Các cái nhìn này đều đưa tới xả ly các tham muốn, ước vọng, truy cầu, đòi hỏi mang tính vọng chấp, đưa tới an lạc, giải thoát viên mãn.

Chánh tư duy

Chánh tư duy là tư duy chân chính, tư duy đúng như pháp, tư duy đưa tới an lạc, giải thoát khỏi tham, sân, si, Đức Phật dạy:

Bài liên quan

“Này chư Tỷ-kheo! Trước khi Ta chưa giác ngộ, chưa thành chánh giác và còn là Bồ Tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia hai suy tầm”. Này chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, đó là Ta phân làm phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, đó là Ta phân làm phần thứ hai. Này chư Tỷ-kheo! Rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần. Khi dục tầm khởi lên Ta tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại Ta, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, dục tầm này đưa đến diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết Bàn”. Này chư Tỷ-kheo! Khi Ta suy tư: “Dục tầm này đưa đến tự hại Ta”, dục tầm tự biến mất. Này chư Tỷ-kheo! Khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại người”, dục tầm tự biến mất. Này chư Tỷ-kheo! Khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại cả hai Ta và người”, dục tầm được biến mất. Này chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết Bàn”, dục tầm này được biến mất. Này chư Tỷ-kheo! Như vậy Ta cứ Chánh Tư Duy tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn diệt dục tầm”.

Chánh tư duy là tư duy chân chính, tư duy đúng như pháp, tư duy đưa tới an lạc, giải thoát khỏi tham, sân, si.

Chánh tư duy là tư duy chân chính, tư duy đúng như pháp, tư duy đưa tới an lạc, giải thoát khỏi tham, sân, si.

Nói cách khác, chánh tư duy là tư duy đúng đắn về các tâm lý diễn ra nơi tâm thức, nhận diện bản chất tác hại của chúng đối với quá trình thanh lọc tâm bằng chánh niệm tỉnh giác. Nhờ tư duy chân chính trên nền tảng của chánh niệm, hành giả tự trừ bỏ, xả ly và đoạn diệt được chúng. Như vậy, chánh tư duy thực chất chính là tuệ giác, nó đưa tới sự xa lìa các nguyên nhân đưa tới phiền não khổ đau.

Đạo đức, thiền định, trí tuệ là ba phương diện cốt lõi của Bát chánh đạo. Việc phân định một cách rạch ròi các chi phần Bát chánh đạo vào các phạm trù đạo đức, thiền định, trí tuệ chỉ là một thao tác mang tính tương đối trên phương diện lý thuyết. Trên thực tế, trong thực tập Bát chánh đạo, đạo đức, thiền định và trí tuệ luôn luôn có mặt trong nhau, không thể tách rời nhau, chúng cùng hỗ trợ cho nhau, giúp cho sự thành tựu giác ngộ, giải thoát của hành giả đạt tới viên mãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài

Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.

Cầu nguyện mà không cầu xin

Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024

Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.

Phước đức từ đâu ra?

Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024

Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Xem thêm