Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/02/2023, 12:46 PM

Đạo đức của chủ nghĩa thuần chay

Lối sống thuần chay hợp lý, khoa học, có thể góp phần tăng cường sức khỏe, giúp giảm bớt áp lực cho môi trường, và giàu tính nhân văn, đạo đức

Ngày càng có nhiều người quyết định chọn ăn chay trường với mong muốn cải thiện cuộc sống thể chất và tinh thần. Thực vậy, lối sống thuần chay hợp lý, khoa học, có thể góp phần tăng cường sức khỏe, giúp giảm bớt áp lực cho môi trường, và giàu tính nhân văn, đạo đức. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào thế giới đạo đức của chủ nghĩa thuần chay. Chúng ta sẽ xem xét về sự đau khổ của các loài động vật với mục đích mở rộng vấn đề đạo đức của việc áp dụng chế độ ăn chay trường. 

Giảm thiểu việc bóc lột và tàn ác đối với động vật

Toàn bộ quan điểm của chủ nghĩa thuần chay là giảm thiểu việc bóc lột và tàn ác đối với động vật. Mọi người đều nhận ra được điều đó. Ở cấp độ cơ bản, đó là khả năng chịu đựng và trải nghiệm nỗi đau về thể chất và tâm lý của động vật, khiến chúng đáng được bảo vệ trong mắt những người ăn chay và cả nhiều người không ăn chay. Thực vậy, không chỉ gây ra đau đớn cho động vật khi giết mổ chúng, mà khi giam cầm chúng trong những điều kiện không lý tưởng trước khi giết mổ, chắc chắn cũng gây ra khổ đau.

thuan chay mam 2
 

Nhiều nhà khoa học và triết học (như triết gia người Úc, Peter Singer) tin rằng nhiều loài động vật, bao gồm cả vượn, voi và thậm chí cả gia súc, trải qua các mức độ ý thức đủ để được phân loại như “người” ở chỗ chúng dường như sở hữu ý niệm về bản thân. Do đó, nhiều người ăn chay tin rằng những động vật này nên được cung cấp quyền và sự bảo vệ giống như con người.

Nhà triết học người Anh, Jeremy Bentham, đã phát biểu về mối quan hệ với động vật trong quyển sách Các nguyên tắc của đạo đức và pháp luật năm 1789: “Động vật có thể suy luận được không? – Không. Chúng có thể nói chuyện được không? – Không! Nhưng, chúng có thể đau khổ không?”.Suy tư này hàm ý rằng nếu động vật thực sự có thể bị đau, thì thật sai lầm khi khiến chúng đau đớn trong khi có thể có một sự thay thế khác (như để nạp protein vào cơ thể, có thể ăn canh rong biển và đậu tương, thay vì canh thịt).

Thêm vào đó, một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng động vật thực sự có khả năng cảm thấy đau đớn. Đồng thời, có những nghiên cứu chứng minh một số loài động vật có khả năng đồng cảm – một chủ đề được đề cập sâu trong quyển sách Suy nghĩ và Nhận thức của Động vật, năm 1997 của Lesley J. Rogers. Ngoài ra, trong các phòng thí nghiệm, động vật được sử dụng để đánh giá hiệu quả của thuốc giảm đau, điều này có nghĩa là động vật có thể trải qua (hay có dấu hiệu trải qua) những cơn đau.

Theo nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau, có sự phân biệt giữa đau có ý thức và “đau” chỉ đơn thuần là sự phát hiện vô thức các tác nhân kích thích có khả năng gây hại, được gọi là nociception. Tuy nhiên, có sự bất đồng giữa các nhà khoa học về việc có bao nhiêu loài động vật có khả năng nhận thức một cách có ý thức về nỗi đau mà chúng trải qua. Trên thực tế, người ta chấp nhận rộng rãi rằng động vật có vú có thể trải qua cơn đau có ý thức theo cách tương tự như con người, đồng thời cũng có niềm tin rằng một số động vật, chẳng hạn như côn trùng, giun tròn, động vật thân mềm và các động vật không xương sống khác, không có khả năng cảm thấy đau.

Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như ruồi giấm, thì hầu hết các loài côn trùng hoàn toàn không sở hữu cơ quan thụ cảm, điều này cho thấy rằng chúng có thể không có khả năng cảm nhận bất kỳ cơn đau nào, chứ chưa nói đến nhận thức về nó.

Trong một đánh giá các nghiên cứu về có hay không cảm giác đau ở loài cá (Rose và cộng sự, 2012), đã lưu ý rằng các loại cá sụn (như cá mập, cá đuối) không sở hữu các nociceptor được tìm thấy ở người và các động vật có vú khác có liên quan đến cảm giác đau ở mức độ có ý thức. Chúng cũng không sở hữu các vùng vỏ não được biết là có liên quan đến cảm giác đau như ở người.

 Vì vậy, có vẻ như rất có thể các loài động vật khác nhau phải chịu đau đớn ở các mức độ khác nhau. Do đó, mọi người có thể muốn điều chỉnh đánh giá của họ về các quyền cần thiết và sự bảo vệ đối với một số loài động vật dựa trên việc có hay không và ở mức độ nào, chúng có thể bị đau. Điều này giải thích tại sao tồn tại những người ăn chay nhưng cũng ăn các loài hai mảnh vỏ, chẳng hạn như nghêu, sò, hàu và trai, trên cơ sở tin rằng chúng không cảm thấy đau (ostrovegan).

Tuy nhiên, nếu con người chấp nhận rằng ngay cả hầu hết các loài động vật khác đều có khả năng chịu đau đớn ở một mức độ nào đó, thì sẽ đi đến kết luận việc cố ý gây ra đau khổ đó là không thể chối cãi về mặt vi phạm đạo đức. Khi sự đau khổ đó được kích động trên quy mô lớn, như quy trình giết mổ hay chế biến được công nghiệp hóa, thì đối với người theo chủ nghĩa thuần chay, hành động này có thể xem như là “tội ác diệt chủng”. Một số loài vật ngoài việc có thể cảm thấy đau đớn về thể xác và trải qua những cơn đau theo cách tương tự như con người, thì chúng còn có khả năng lường trước được nỗi đau, hiểu được sự tồn tại của chính chúng và muốn kéo dài sự tồn tại của chúng.

Lúc này, phạm trù đạo đức chống lại việc kéo động vật đến lò mổ chắc chắn sẽ được củng cố hơn. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy động vật (cả gia súc, gia cầm và thú cưng) dường như “biết” chúng sắp chết. Nếu không có một phương tiện hữu hiệu để giao tiếp với động vật, thì khả năng chúng ta nắm bắt được hiện tượng này của chúng sẽ rất hạn chế. Vì vậy, những người ăn chay trường cho rằng dùng những thực phẩm không có ý thức như thực vật sẽ tốt hơn là để động vật bị tổn thương tâm lý mà chúng ta không nhận biết.

an chay MẦM
 
Phản biện lập luận chống lại chủ nghĩa thuần chay

Bên cạnh nhiều lập luận đạo đức đã được đưa ra nhằm ủng hộ chủ nghĩa thuần chay, thì cũng không ít lập luận đạo đức trái chiều chống lại phạm trù đạo đức của những người ăn chay trường:

Ăn thịt có mặt tích cực hơn tiêu cực

Theo nhận thức của những người ăn thịt, những tiêu cực nói trên của việc ăn thịt phải được cân nhắc với những mặt tích cực của việc ăn thịt như thịt có thể ngon, có thể tiện lợi, có thể cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác, hay có thể là món ăn truyền thống trong những ngày lễ, Tết. Vì vậy, phương trình đạo đức mà mọi người nên hỏi là: những mặt tích cực của việc ăn thịt có nhiều hơn những mặt tiêu cực không? Đối với người ăn chay trường, câu trả lời sẽ là không.

Thực vậy, có một khía cạnh cần được xem xét: những niềm vui mà con vật có thể trải qua trong phần còn lại của cuộc đời nếu nó không bị giết thịt. Tất nhiên, nếu nó được giữ trong điều kiện chật chội thực sự gây ra đau khổ, thì con vật không thể có được những niềm vui. Tuy nhiên, phim tài liệu “73 chú bò” đã miêu tả sự thoải mái và tự do tương đối của những chú bò thịt sau khi được những người nông dân ở Derbyshire đưa đến một khu bảo tồn động vật thay vì giết mổ. Trong trường hợp này, các con vật sẽ mất nhiều thứ nếu chúng bị giết thịt, do đó, cán cân được nghiêng về phía bàn cân hướng tới việc không ăn thịt bò.

Động vật bị giết mổ nhanh chóng là nhân đạo “Nhân đạo” có nghĩa là “thể hiện lòng từ bi, lòng trắc ẩn” nên việc giết mổ, cắt ngắn đời sống động vật, dù quá trình diễn ra nhanh đến đâu và dù “giết mổ” có nghĩa là “giết để cho thực phẩm” thì không thể gọi là nhân đạo được.

Đặc biệt là với khả năng động vật có thể hiểu rằng chúng sẽ bị giết khi bị vây bắt, bị vận chuyển trong điều kiện chật chội trên xe tải và chúng có khả năng nhìn thấy, nghe thấy đồng loại của chúng bị giết trước mặt, thì từ “nhân đạo” chắc chắn không phải là một lựa chọn đúng đắn.

an chay Mam
 

Động vật sẽ bị chết khi cây trồng được thu hoạch

Một lập luận khác chống lại chế độ ăn thuần chay là việc dùng nhiều thực vật sẽ làm tăng số lượng canh tác và thu hoạch trên các cánh đồng và điều này có thể gây ra cái chết của những động vật làm tổ trên đồng (chẳng hạn như chuột đồng). Lập luận này cho rằng những người ăn chay không thể thực sự can thiệp đến những con vật không có khả năng tự vệ trên đồng và việc gây ra những cái chết này là vô đạo đức!

Nghe như đây là sự ngụy biện có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, chỉ đơn giản tính số lượng động vật có khả năng chết do tăng diện tích canh tác và tăng số lần thu hoạch; sau đó so sánh với số lượng động vật sẽ được cứu bằng cách giảm bớt việc nuôi thịt thì rõ ràng là có nhiều mạng sống được cứu hơn là bị chết.

Điều gì sẽ xảy ra với động vật trang trại?

Thực sự, câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta sẽ làm gì với những con vật trong trang trại nếu chúng ta không giết chúng để làm thức ăn? Hãy tưởng tượng cả thế giới ngừng ăn thịt vào một ngày nhất định, dù điều đó khó xảy ra, nhưng nó sẽ có những tác động rất lớn đối với nông dân và những động vật trong các trang trại do sẽ không cần phải giết mổ. Nếu trường hợp này thực sự xảy ra, thì cần phải trợ cấp cho nông dân trong trang trại để chăm sóc những con vật còn lại, và không khuyến khích bất kỳ hoạt động chăn nuôi nào nữa. Do đó, cuối cùng sẽ làm giảm tác động xấu đến môi trường.

Trước đây, việc hạn chế chăn nuôi các động vật nông trại được cho là phi đạo đức ở một mức độ nào đó. Nhưng ngày nay đã có một lập luận tốt hơn liên quan đến việc bảo vệ môi trường có thể phản bác lại điều này.

Hiện tại, nhiều nhà lãnh đạo của các tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, từ hàng ngàn năm nay, đã và đang khuyến khích chế độ ăn thuần chay vì lý do đạo đức. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người ăn chay để bảo vệ động vật. Khi chủ nghĩa ăn chay phát triển phổ biến trên toàn thế giới, sẽ hoàn thiện đạo đức ăn chay từ bi, và có thể tạo ra nhiều lợi ích cho nhân loại. Giờ đây, tất cả chúng ta có thể sống trong niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp của chủ nghĩa thuần chay.

* Lược dịch từ “The Ethics of Veganism: Ethical Reasons to Go Vegan” (Đạo đức của chủ nghĩa thuần chay: Những lý do đạo đức để ăn chay) @ https://www.veganfriendly.org.uk/ articles/ethics-of-veganism/.

Nguồn: Tạp chí văn hóa Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Thuần chay 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Thuần chay 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

2 tin vui cùng lúc cho người thích ăn chay

Thuần chay 17:22 19/11/2024

Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm thực vật là khuyến nghị dinh dưỡng lâu đời để có sức khỏe tốt hơn.

Không chỉ lợi ích về môi trường, ăn chay còn mang lại lợi ích cho sức khỏe

Thuần chay 08:32 16/11/2024

Ăn chay là một lối sống thân thiện với môi trường và động vật, là sự lựa chọn thông minh của những người quan tâm đến sức khỏe của chính mình cũng như tôn trọng sự sống và sự đa dạng của loài vật trên hành tinh.

Xem thêm