Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/06/2023, 09:45 AM

Đạo đức là nhân, tài năng là quả

Mục đích của giáo dục là đào tạo nhân tài cho đất nước. Muốn có nhân tài, nhà trường phải có kế hoạch dạy đạo đức. Chúng ta phải hiểu rằng đạo đức là nhân, tài năng là quả. Vì sao?

Ngày nay, một bộ phận lớp trẻ bướng bỉnh, hư hỏng, khó dạy, ăn chơi sa đọa. Đó là do đạo đức không được củng cố, không được đề cao khiến cho tội phạm gia tăng, ma tuý có điều kiện tràn lan. Mục đích của giáo dục là đào tạo nhân tài cho đất nước. Muốn có nhân tài, nhà trường phải có kế hoạch dạy đạo đức. Chúng ta phải hiểu rằng đạo đức là nhân, tài năng là quả. Vì sao?

Ví dụ, một đứa trẻ bình thường, dạy cho em sống đạo đức như lễ phép, giúp đỡ bạn bè, dạy làm việc từ thiện xung quanh hàng xóm. Khi trẻ ngoan thì kết quả học tập cũng tiến bộ. Đó là sự tương quan giữa các vùng não. Nghĩa là khi vùng não của sự thương yêu, lễ độ, vị tha phát triển sẽ kích thích vùng não thông minh phát triển theo. Sự tương quan giữa các vùng não còn đòi hỏi nhiều khám phá mới của khoa học.

Hãy sống cuộc đời đạo đức để đền đáp mọi ân nghĩa trong cuộc đời

02

Đứng trên quan điểm của đạo Phật sẽ nhìn khía cạnh này rõ hơn. Ví dụ, vùng não tự cao hoạt động mạnh mẽ sẽ kích thích vùng não tham sân hoạt động mạnh theo. Cho nên những người nào có tính tự cao sẽ trở nên tham lam, nóng nảy, sa đọa. Còn người nào vùng não tự cao yếu thì tính tham lam, nóng nảy, đồi trụy yếu. Hoặc vùng não đạo đức phát triển, những đức tính vị tha, thương người sẽ phát triển theo, sự thông minh tăng, sự nhạy bén tăng. Đây là nhân quả rất rõ ràng. Cho nên muốn có được sự tài năng, trí tuệ thì chúng ta phải lưu ý yếu tố đạo đức, chấn chỉnh đạo đức, xây dựng đạo đức để chúng ta có tài năng và trí tuệ bền vững.

Chúng ta phải luôn tỉnh giác, chớ thấy mình có tài năng mà lơ là trong việc xây dựng đạo đức vì đạo đức là nhân. Nếu không có nhân thì sẽ không có quả. Nếu đạo đức sa sút thì tài năng sẽ vắng bóng. Đây là nguyên lý tuyệt đối đúng.

Còn những thiên tài, đó là sự tích lũy của nhiều kiếp, đó là nhân quả. Chúng ta chớ nghĩ đời trước học giỏi, đời sau sẽ học giỏi, trong nhân quả không có như vậy. Vì nếu kiếp trước chúng ta có tài năng trí tuệ hơn người mà không muốn ai bằng mình, không giúp đỡ người khác trong học tập, sợ người ta hơn mình thì chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽ không thông minh giỏi giang nữa mà sẽ trở thành một người kém dở, không học tập được.

Có khi đời trước người học dở nhưng đã từng cho sách vở, giúp đỡ nhiều người. Do đời trước có làm phước nên đời này, người đó trở thành người học giỏi. Hoặc một người đời trước có học giỏi mà đời này trở thành người học dở là do nhân quả ngược lại. Đừng tưởng chúng ta mang kiếp này sang kiếp kia. Không phải như vậy, mà chính nhân quả đã quyết định. Từ đó, chúng ta khẳng định: Đạo đức là nhân, tài năng là quả.

Ngày nay, để có nhiều nhân tài, chúng ta cần phải nhanh chóng chỉnh đốn lại môn học đạo đức thật sâu sắc, toàn diện để làm cho học sinh Việt Nam đều có đạo đức cao, biết sống theo đạo làm người. Chính tầng lớp sinh viên, thanh niên, học sinh này vừa học giỏi, vừa có đạo đức sẽ xây dựng đất nước này tốt đẹp hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm