Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/11/2014, 10:10 AM

Đầu tròn, áo vuông không làm nên nhà sư?!

Thời gian gần đây, liên tiếp có các vụ việc của giới tăng ni gây xôn xao dư luận, như vụ sư Thích Thanh Cường (chùa Cương Xá, Hải Dương) “khoe” mua điện thoại đắt tiền trên facebook và mới nhất là sư Thích Minh Nhựt (Cần Thơ) phát tán hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội v.v… 

Vì thế, đã có nhiều ý kiến về hình ảnh của giới tăng, ni và hiện trạng Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Ts.Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Trưởng khoa Tôn giáo học (Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.  

PV: Thưa ông, những vụ việc vừa xảy ra của giới tăng ni gây bức xúc trong dư luận, vì lâu nay hình ảnh tu sĩ Phật giao vốn được coi là tôn nghiêm. Là một nhà nghiên cứu về tôn giáo lâu năm, quan điểm của ông trước hiện tượng này?

Ts.Nguyễn Quốc Tuấn: Tôn giáo nào cũng có khuynh hướng bị nhiễm cuộc sống theo hướng tiêu cực, cũng như có quan niệm nhập thế - mà nhiều người cho là thâm nhập vào xã hội. Nhưng có nhiều cách “nhập thế”. Nhiều tu sĩ lựa chọn cách gần gũi tín đồ tôn giáo, hướng dẫn, bày cho cách làm ăn, cách ứng xử trong cuộc sống. Đó là chức năng của tôn giáo. Khi đã là tu sĩ, họ phải tuân theo giới luật và dù có nhập thế mấy thì vẫn phải giữ gìn luật.
Ts.Nguyễn Quốc Tuấn
Vụ việc sư Thích Đàm Lan thuộc về thực hiện chức năng tôn giáo liên kết xã hội, tham gia vào để chia sẻ từ bi của nhà Phật với chúng sinh. Việc sư Thích Đàm Lan nhận nuôi trẻ mồ côi, không phải là điều gì xa lạ, nhưng lại đặt ra 2 vấn đề: Việc này có mục đích tốt, nhưng phương thức lại chưa chuẩn. Chưa chuẩn nhất là việc tham gia vào cứu trợ xã hội mà không được đào tạo kỹ năng chăm sóc, nhất là hỗ trợ cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Trừ người công giáo (dù chưa phải đã thật tốt), còn hiện nay, nhiều nơi đều nuôi trẻ tự phát chứ chưa có kỹ năng. Bên cạnh đó là vấn đề pháp lý. Từng chùa không thể đứng ra với tư cách pháp nhân tôn giáo, để mở ra một cơ sở, mà pháp nhân tôn giáo phải là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng ở đây, về pháp nhân tôn giáo, cả Giáo hội và Nhà nước đều chưa rõ ràng. Vì kẽ hở này, nếu làm đúng thì không sao, nhưng nếu làm sai thì ai phải chịu trách nhiệm? Đây là câu hỏi đặt ra với cả luật pháp, với Giáo hội Phật giáo, với tu sĩ và với chính cả Nhà nước.

Do đó, chỉ một sự việc ở chùa Bồ Đề đã tích tụ bao vấn đề từ Giáo hội Phật giáo đến Nhà nước, chứ không phải là từng chùa riêng lẻ. Do đó, cần kiến nghị: Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng phải hoàn thiện luật của họ, tu sĩ phải tuân thủ pháp luật, cung cấp cho xã hội dịch vụ tiêu chuẩn, không thể chỉ đem lòng thương không. Tình thương là rất quý, nhưng để chăm sóc trẻ, cần có kỹ năng cơ bản. Riêng vấn đề công bố kết quả điều tra của vụ việc, phải theo pháp luật chứ không thể tùy tiện.

Còn sự việc của sư Thích Thanh Cường, sư Thích Minh Nhật là một hiện tượng hiểu sai lệch về tinh thần nhập thế của Phật giáo. Vì dù nhập thế, tăng ni vẫn phải giữ luật chứ không được quá giới hạn cho phép của luật như thế. Về nguyên tắc, tu sĩ không chỉ giữ luật trên môi trường ngôi chùa, mà ở bất kể nơi đâu và bằng cả thân giáo. Đi, đứng, nằm, ngồi phải uy nghi, nghiêm trang, những động tác đều thể hiện rõ mình là người tu, nên việc mặc bộ rằn ri, hay chụp ảnh với cô này cô khác… là không được phép coi như chuyện bình thường. Vì là tu sĩ. Luật Phật giáo quy định không được phép thế và tu sĩ không thể vi phạm. Vấn đề bây giờ là phải sám hối, thực hiện đúng luật, chứ không phải là bao biện.

PV: Thưa ông, có phải việc quản lý tăng ni có vấn đề, khi có hiện tượng sư coi chùa như nhà riêng, hay tự dựng tượng rồi sở hữu các tài sản lớn như biệt thự, xe hơi?


Ts.Nguyễn Quốc Tuấn: Đúng là có hiện tượng các nhà sư trong tình trạng quản lý lỏng lẻo. Nhưng luật của Phật đã dạy: “Không có gì do người khác tạo ra, mà chính tại mình”. Nên không thể đổ cho ai, do hoàn cảnh xô đẩy, môi trường lôi kéo, mà người tu sĩ Phật giáo trước hết phải tự cải biến. Nhiều người hiểu sai nên đã biến chùa thành nhà riêng của tu sĩ. Nhưng luật của Phật quy định, tất cả thiền viện, chùa ấy chỉ là nơi trú trì, rồi hằng năm tu sĩ đi khất thực ở nơi nào đó 3 tháng và ngồi kiểm điểm về một năm qua. Phật yêu cầu tu sĩ tuyệt đối không được sở hữu gì ngoài bộ cà sa, bồ đoàn tọa cụ...

PV: Thưa ông, những năm gần đây, nhiều chùa xây dựng các tăng phòng tiện nghi hiện đại, khiến dư luận băn khoăn rằng, tu sĩ là phải khổ hạnh?

Ts.Nguyễn Quốc Tuấn: Xã hội thay đổi, cũng không nên bắt các sư phải thuần túy sống khổ hạnh, tuy tu khổ hạnh mới có thể đưa đến sự giải thoát. Thời Phật thuyết đã nói đến 2 chuyện sướng khổ: Phật 6 năm đi tu khổ hạnh, chỉ uống nước sương, người gầy gò, mụn nhọt, ngất lên ngất xuống, sau tỉnh dậy được là nhờ uống sữa của mấy người du mục. Đức Phật hiểu rằng, tu khổ hạnh thế không thể ra chân lý mà cần phải cân bằng được giữa cái sướng và cái khổ. Không quan trọng là người tu sĩ ăn, uống gì, tu như thế nào, mà quan trọng là họ giữ được cân bằng giữa sướng và khổ, thoát khỏi dục vọng tham - sân - si.

PV: Trên mạng xã hội, nhiều người phàn nàn về việc sư ăn thịt, uống rượu không còn hiếm. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Ts.Nguyễn Quốc Tuấn: Đức Phật có lần thuyết: Người ta cúng dường thì mình không được từ chối. Người tu sĩ không trực tiếp sát sinh, không nhìn thấy hay cổ vũ cho việc sát sinh và khi người ta cúng dường thì ăn. Một số nhà sư cũng không ăn chay hoàn toàn. Thực ra, chuyện chay mặn không phải là quá lớn trong Phật giáo, cái chính là đạo hạnh, phẩm hạnh của tu sĩ đã xuống cấp, khiến người dân không còn trân trọng như trước. Nhà sư khác người bình thường ở 2 điều: Giữ luật và sống toàn tâm toàn ý, không còn vướng bận gì.

PV: Có ý kiến cho rằng, nhiều người tu hành coi sư là một nghề?

Ts.Nguyễn Quốc Tuấn: Điều đó dành cho những người đi tu mà không thoát tục được. Con đường tu rất khó khăn, lại còn bị những tác động ở bên ngoài xã hội. Không phải cứ cạo đầu, khoác áo tu hành ở trong chùa là được. Nhưng nói rằng có người không tìm được việc làm mà đi tu thì tôi không cho là thế. Vì lọc trong phần lớn những người đi tu, đều có gốc gác là gia đình, bà con có người xuất gia rồi. Không có những người không có ảnh hưởng mà đi tu. Đi tu là một lối thoát, có người tự nguyện, có người bị thúc đẩy vì một lý do nào đó.

PV: Hiện có thể gọi là đang có sự khủng hoảng lòng tin với tôn giáo?

Ts.Nguyễn Quốc Tuấn: Gần đây có nhiều việc của tu sĩ Phật giáo bị dư luận lên án, không hài lòng. Quả đúng là một số tu sĩ đang tự làm suy giảm hình ảnh đẹp đẽ vốn có, làm ảnh hưởng đến uy tín Phật giáo. Nhưng không phải vì thế mà có thể cho là Phật giáo mất ảnh hưởng, vai trò đối với đa số dân chúng. Tuy nhiên, đó cũng là lời cảnh báo rõ ràng nhất đối với giới tu sĩ về nguy cơ bị tha hóa, nhiễm tệ đoan. Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới chấn hưng Phật giáo ở thế kỷ XX. Nguy cơ bây giờ là có thật và nhu cầu chấn hưng cũng là có thật. Vì thế mới có câu: Đầu tròn áo vuông không làm nên nhà sư.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Hằng (thực hiện)
Nguồn: http://www.petrotimes.vn/news/vn/van-hoa-giai-tri-the-thao/dau-tron-ao-vuong-khong-lam-nen-nha-su.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm