Dạy con trẻ một đời sống hướng tới những giá trị nội tâm
Có hai phương thức học. Học về những thứ bên ngoài là học và rèn luyện ở trường học hay trường đại học để trở thành thư ký, thợ nấu ăn, giám đốc công ty…Có rất nhiều thứ bên ngoài mà quý vị có thể học hỏi và rèn luyện.
Bên cạnh đó cần học hỏi từ nội tâm, liên quan tới dòng tâm. Nếu quý vị có thể liên hệ công việc của mình với việc học hỏi từ nội tâm, sẽ giúp cho hành động của quý vị tích cực, đức hạnh và trở thành nhân của hạnh phúc.
Dòng tâm của quý vị sẽ làm cho thân, khẩu và ý trở thành Pháp và đức hạnh, và trở thành nhân của hạnh phúc. Một dòng tâm thiện lành giúp hành động của quý vị lợi lạc, mang lại kết quả là hạnh phúc và một đời sống an lạc. Một đời sống lành mạnh có nghĩa không chỉ trong đời này mà tất cả các đời, tới tận khi chính bạn ngưng tái sinh trong sáu cõi luân hồi khổ đau và trải nghiệm vô số nỗi thống khổ, tới tận khi quý vị chấm dứt nhân của luân hồi, si mê và ác nghiệp. Nói tóm lại, một tâm thức lành mạnh là một tâm thức có đức hạnh, dẫn tới một đời sống đức hạnh.
Thế giới này tràn đầy những khổ đau bởi con người không biết sống một đời sống đức hạnh và không có một dòng tâm thức thiện lành. Tất cả những rắc rối trên toàn cầu, những rắc rối của đất nước, của xã hội, của gia đình và của mỗi cá nhân đều tới từ một dòng tâm thức thiếu an lành. Chúng được tạo ra bởi một tâm thức bất thiện, phiền não và đầy nhiễm ô.
Những thứ bên ngoài như nấu ăn ra sau, lau nhà ra sao, làm quản lý ra sao… có thể được học tại trường, nhưng nếu không có một nền giáo dục nội tâm, thiếu sự hiểu biết về Pháp và không thực hành Pháp, không ai có thể trở thành nhân của hạnh phúc. Đó là thực tế: Không có gì có thể trở thành nhân của hạnh phúc.
Dù đã dành bao nhiêu tiền tại trường đại học, tất cả những thứ bạn học là tri thức bên ngoài. Nhưng cách thức hóa giải những thứ bên trong quan trọng hơn, bởi vì nếu có học mọi thứ bên ngoài, hành động của quý vị cũng sẽ không thể trở thành nhân của hạnh phúc cho chính quý vị ngay hiện thời cũng như từ đời này đến đời kia.
Học được cách thức biết sự vật vận hành bên ngoài như thế nào có nghĩa là giúp quý vị hạnh phúc trong đời này. Nhưng nếu không học cách hiểu biết sự vật từ bên trong tâm, hành động thân, khẩu, ý của quý vị sẽ không thể trở thành Pháp, nhân mang tới hạnh phúc. Bởi vậy, cách thức để hóa giải mọi điều chính là hướng tới nội tâm. Đó là vấn đề phải có một dòng tâm an lạc, tự do khỏi hàng trăm, hàng ngàn phiền não bắt nguồn từ sự bám chấp vào cuộc đời này. Khi ấy quý vị mới có được sự an lạc nội tâm. Với dòng tâm tự do khỏi sự bám chấp vào đời sống này, quý vị sẽ tìm cầu hạnh phúc không phải chỉ trong đời này mà tất cả các đời tương lai.
Dù cho quý vị hạnh ngộ giáo pháp, hiện thực hóa trên con đường đạo và loại bỏ các phiền não, tới khi đó quý vị sẽ phải tái sinh trong sáu cõivà chịu những khổ đau tại đó. Hãy nhớ nghĩ về những động cơ thúc đẩy quý vị tìm kiếm hạnh phúc của các đời tương lai. Nếu quý vị có động cơ đó, mọi thứ sẽ trở thành Pháp. Với sự học nội tâm quan trọng này, tất cả mọi thứ quý vị học hỏitại trường đại học, trường, dù là học lau chùi, nấu ăn hay quản lý một công ty, đều sẽ trở thànhPháp: một nhân của hạnh phúc trong đời sống tương lai cho quý vị. Đó là con đường tiệm tiến và là nền tảng đầu tiên của sự thực hành Pháp.
Mọi người không biết Pháp là gì cho rằng tới chùa hay cầu nguyện, hay thiền định với đôi mắt nhắm là thực hành Pháp. Nếu quý vị chỉ ngồi với đôi mắt nhắm hay chỉ đọc cầu nguyện, sẽ rất khó để thấy việc thực hành Pháp giúp ngăn ngừa các rắc rồi của đời sống này như thế nào. Nhưng nếu quý vị biết chính xác Pháp thực sự là gì, quý vị sẽ biết rằng nó giúp ngăn ngừa những rắc rối của đời sống bị gây nên bởi tham, sân, si.
Khi ấy với việc thấu hiểu những khiếm khuyết của luân hồi, quý vị sẽ nhận ra rằng thậm chí những vui thú của luân hồi cũng chỉ là sự khổ đau, và bởi vậy vui thú không thể tiếp tục và không nên tiếp tục nữa. Những vui thú đó không giống như hạnh phúc của Pháp, có thể tiếp tục, tăng trưởng và viên mãn khi đạt tới giác ngộ. Bởi vì nhân của vui thú luân hồi chỉ là hư ảo và do nghiệp, chúng không thể lâu bền và tăng trưởng được. Khi quý vị nhận ra rằng luân hồi chỉ là khổ đau, quý vị sẽ phải tìm kiếm sự giải thoát. Đó là sẽ động cơ cho cuộc đời quý vị, cho việc làm mọi việc từ lau chùi, nấu ăn và quản lý.
Đó là Pháp thứ hai, cao quý và thanh tịnh. Đó là động cơ thứ hai mang lại nhiều hạnh phúc hơn, mang lại hạnh phúc tối thượng. Với dòng tâm đó, tất cả mọi hành động thân, khẩu, ý của quý vị trở thành nhân của giải thoát.
Cách thứ ba rèn luyện nội tâm là giảm đi tư tưởng nuông chiều và coi trọng bản ngã, nó mở cánh cửa giải phóng mọi rắc rối, chướng ngại, bất thiện và năng lượng xấu. Để lại phía sau những tư tưởng quá nuông chiếu bản ngã, quý vị học cách làm hài lòng mọi người. Mục đích đạt tới là sự tận diệt mọi che chường và viên mãn tất cả sự chứng ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh, vô lượng chúng sinh, quỷ đói, súc sinh, loài người, atula và chư thiên. Thậm chí dù họ không yêu cầu quý vị trợ giúp, nhưng quý vị vẫn thấy mình có bổn phận giúp đỡ họ bởi vì quý vị có tình thương yêu với họ. Tâm nguyện giúp đỡ chúng sinh, tất thảy không trừ một ai, với việc giúp họ thoát ra khỏi bể khổ luân hồi và đưa họ tới bến bờ hạnh phúc vô song là thái độ tuyệt hảo nhất. Khi ấy để có thể thành tựu tâm nguyện này, chính quý vị sẽ phải giác ngộ.
Đây là cách thứ ba để đối trị những phiền não trong nội tâm. Với động cơ đó, mọi hành động và thậm chí hơi thở vào ra, nói hay lên bậc cầu thang đều được thực hiện với động cơ vì lợi ích cho mọi chúng sinh. Tất cả mọi thứ quý vị làm đều vì hạnh phúc và sự giác ngộ của mọi chúng sinh. Thậm chí uống trà, ăn một mẩu nhỏ thức ăn cũng tích lũy vô lượng công đức như biển mây. Quý vị có thể tưởng tượng có cách thức nào hóa giải nội tâm bên trong giống như vậy không? Nó mang lại một đời sống an lạc nhất. Quý vị có thể tự do khỏi luân hồi, có thể tạo ra nhân của hạnh phúc, thực hành, phát khởi Bồ đề tâm và đạt tới giác ngộ. Quý vị có thể tưởng tượng được điều này chăng? Trong thế giới này, có rất nhiều người thông minh, giàu có nhưng không có đức tin và không có thiện nghiệp được hạnh ngộ, học và thực hành Pháp. Hầu hết mọi người đều không có thiện nghiệp, bởi vậy có rất ít Phật tử. Thậm chí trong số người gặp gỡ và thực hành Pháp, những người thực hành rất ít. Thật sự vô cùng hiếm.
Nhiều người phương Tây cho rằng việc tới trường, học mọi thứ ở đó là duy nhất rất cần thiết. Nhưng trường không được dạy một đời sống với hiểu biết về nội tâm. Thậm chí nếu một ai đó đặt vấn đề này, hội đồng nhà trưởng có thể không chấp nhận và có thể loại bỏ người học đó. Đó là bởi vì quý vị không thể giảng dạy những gì mình yêu thích trong trường học. Dù cho có như vậy thì quý vị, với bổn phận là cha mẹ, đặc biệt tại nhà, rất cần dạy dỗ con trẻ của mình. Tất nhiên quý vị phải tự rèn luyện chính mình trước, để trở thành một tấm gương.
Điều này thật là tuyệt hảo, tuy nhiên thậm chí nếu cha mẹ không thể dạy dỗ con trẻ chính xác như mình mong muốn thì vẫn có thể dạy dỗ chúng biết trân trọng mọi người. Nếu chúng biết nghĩ và coi trọng hạnh phúc của mọi người, chúng sẽ có hạnh phúc. Cha mẹ nên luôn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phụng sự mọi người và phát khởi tâm từ bi tới mọi người. Cha mẹ cần thực hành tâm từ bi và dạy dỗ phẩm chất này cho con trẻ. Nếu cha mẹ là một tấm gương cho con trẻ và có thể truyền cảm hứng cho chúng theo cách này, thì khi trưởng thành, chúng sẽ có một đờisống lợi lạc. Khi ấy, thậm chí nếu chúng không thể lợi ích rất nhiều thì với lòng từ bi của mình, chúng cũng sẽ không làm gì tổn hại người và xã hội.
Khi dạy dỗ con cái về sự vận hành trong tâm, cha mẹ thậm chí không nên áp đặt các vấn đề về thực hành Pháp, đặc biệt nếu con trẻ chưa quan tâm. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh cách thức sống đời sống làm lợi lạc người khác, cả loài động vật và môi trường xung quanh. Cha mẹ cần thực hành đức hạnh này; đó là cách thức tuyệt vời nhất để giảng dạy, hướng đời sống của con cái mình phụng sự chúng sinh và thế giới. Đó là sự giáo dục hoàn hảo nhất. Khi ấy, thậm chí nếu chúng không thể nghĩ về tất thảy chúng sinh thì ít nhất chúng sẽ muốn phục vụ mọi người trong thế giới này theo cách phù hợp nhất có thể.
Bằng việc được dạy dỗ như vậy, con trẻ sẽ được truyền cảm hứng và sẽ phát triển sự tự tin, để sống một đời sống tràn đầy ý nghĩa. Nếu không, thậm chí nếu chỉ một giây trong đời sống này, chúng sẽ không thấy được mục đích của đời sống, chúng có thể nghĩ rằng tự vẫn sẽ giúp cho sự khổ đau chấm dứt.
Với tư cách là cha mẹ, nếu quý vị dạy dỗ con cái như vậy, chúng sẽ luôn mang lại lợi ích cho các chúng sinh khác, dù họ là bằng hữu, kẻ thù hay người xa lạ. Chúng sẽ làm lợi lạc mọi người rất nhiều bằng tâm từ và tâm bi. Khi ấy con trẻ sẽ mang lại lợi lạc cho thế giới hay ít nhất chúng cũng sẽ không làm tổn hại gì cho thế giới này. Nếu cha mẹ không mang lại cho chúng một nền giáo dụchướng nội, giúp con trẻ thấu hiểu phải sống đời sống như thế nào, thì thậm chí họ có nỗ lực rất nhiều và giành hết tâm trí cho cuộc đời chúng thì trong tương lai, cũng sẽ không mang lại lợi ích nhiều. Nói cách khác, với việc mang lại lợi ích cho người khác, thậm chí cả loài động vật và côn trùng, với động cơ thuần tịnh làm lợi ích cho chúng sinh, cha mẹ và con cái sẽ có đời sống hạnh phúc nhất. Cha mẹ không chi tạo ra thiện nghiệp, mà quả của nó sẽ là hạnh phúc, nhưng bởi vì nghiệp thiện tăng trưởng, cha mẹ sẽ trải nghiệm quả của thậm chí một nghiệp tốt trong hàng trăm đời, trong hàng ngàn đời. Quý vị cần hiểu rằng điều này diễn ra là do quả của việc làm lợi íchngười.
Câu kệ trong Bốn Trăm Bài kệ của Aryadeva dạy rằng nếu bạn lừa dối một chúng sinh nào đó một lần, bạn sẽ bị lừa dối bởi các chúng sinh hữu tình trong một ngàn đời. Tương tự như vậy, dù quý vị có mong đợi hay là không thì quả của nghiệp giúp đỡ chúng sinh một lần trong đời chính là quý vị sẽ nhân được hạnh phúc trong một ngàn đời. Và quý vị và con trẻ làm lợi lạc mọi người hàng ngày, cho nên mọi tâm nguyện của quý vị sẽ được viên mãn. Bất kỳ hạnh phúc nào quý vị mong cầu đều sẽ tới trong đời này và thậm chí nhiều hạnh phúc nữa sẽ tới trong các đời tương lai. Nếu quý vị mong cầu điều gì, kết quả sẽ tới một cách dễ dàng từ đời này sang đời khác. Điều này có nghĩa sự thành tựu Pháp sẽ tới và quý vị sẽ thành tựu giác ngộ nhanh chóng.
Sự giác ngộ là thành quả vĩ đại nhất, sẽ tới lợi ích cho người. Đây là một thành tựu thực tế. Mọi người cho rằng thành công là có nhiều tiền nhưng thành tựu thực sự là có một trái tim thiện lành, biết làm lợi ích tha nhân. Đó chính là có một trái tim biết làm lợi ích cho con người và loài vật. Đó là nền giáo dục quan trọng nhất trên thế giới. Nếu mọi người trên thế giới có một trái tim thiện lành và từ tâm, họ sẽ không làm các việc tổn hại người khác, họ sẽ có an bình và hạnh phúc. Đó là sự giáo dưỡng chính yếu mà cha mẹ nên mang lại cho con trẻ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm