Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/03/2014, 17:09 PM

Đêm giao thoa văn hóa Ấn - Việt

Vũ điệu Kim Cương Mandala là nghệ thuật Giác Ngộ vô cùng đặc biệt, ấn tượng, cao siêu, thâm diệu của Kim Cương Thừa, được cử hành nhằm truyền tải năng lượng trí tuệ từ thần lực Phật gia trì cho chúng sinh cùng được Giác Ngộ

Ấn Độ là quốc gia có nền văn hóa truyền thống đa dạng nhất trên thế giới, trong đó nhiều loại hình văn hóa, tôn giáo, giai cấp sống hòa hợp, bình yên cùng nhau; đây là đất nước mà đạo Phật ra đời và từ đó được truyền bá đến những quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, giữa Ấn Độ và Việt Nam có lịch sử quan hệ bên chặt trong mọi lĩnh vực văn hóa tôn giáo từ hơn 2000 năm trước.
     
Nền văn hóa Đông Sơn đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ thông qua Phật giáo, bằng quá trình tiếp thu chọn lọc những tinh hoa, nhờ đó, Phật giáo đã làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam vốn đã có nền văn hóa Phật giáo đa dạng, và người Việt Nam là những người sùng đạo và luôn tha thiết hướng về đức Phật. Từ đó Phật giáo đã trở thành một thành tố không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam. 
 Các nhà sư đến từ dãy Hymalaya 
Phật giáo có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên cho đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỉ. Các đường lối phi bạo lực và sự thật của đức Phật rất quan trọng cho chúng ta, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại. Có thể cho rằng, Phật giáo đã trở thành cầu nối quan trọng trong mối quan hệ văn hóa truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam hàng ngàn năm lịch sử.

Mối quan hệ Ấn – Việt bước vào thời kì hiện đại đã được nhân dân hai nước nâng lên một tầm cao mới, được xây dựng trên nền tảng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tưởng Ấn Độ Neru đặt nền móng.
   
Việt Nam – Ấn Độ vừa kỉ niệm thành công 40 năm quan hệ ngoại giao, và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Sự trao đổi và viếng thăm lẫn nhau giữa các cấp lãnh đạo cao nhất của hai nước đã thúc đẩy, và làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược Việt Nam và Ấn Độ, trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa.
     
Nơi đây, dưới mái chùa Phật Tích cổ kính đã có bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh, ngôi chùa là một trong những cái nôi của Phật giáo Việt Nam, nơi mà cách đây 2000 năm đã từng lưu lại dấu chân của những nhà sư Ấn Độ theo con đường tơ lụa trên biển đến hướng dẫn người Việt thực hành đạo Phật, từ đó ngôi chùa trở thành trung tâm Phật giáo sớm nhất vào đầu Công Nguyên.

Một ví dụ thực tế, TT.Thích Đức Thiện bản tự trụ trì đã từng tu học ở Ấn Độ, điều đó càng làm mối liên hệ giữa chùa Phật Tích và Ấn độ càng trở nên đặc biệt hơn. 
     
Với tình cảm hữu nghị thắm thiết bắt nguồn từ lịch sử mối liên hệ cao đẹp trên, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chùa Phật Tích đã tiếp đón 20 Tăng sĩ Ấn Độ rất chu đáo và trọng thị, trong lần đầu tiên họ đến Việt Nam để kỉ niệm tình hữu nghị Ấn Độ – Việt Nam. Từ đó chuyến thăm ấy giúp tăng cường giao lưu giữa các ngôi chùa, thiền viện, vì mục đích tâm linh, trao đổi tư tưởng, quảng bá những giáo lý của đức Phật vì hòa bình, thịnh vượng và sự hòa hợp trên thế giới. 
 
Đức Pháp Vương Ấn Độ Jambey Dorjee và Tăng đoàn Ấn Độ tới chùa Phật Tích từ ngày 10/3, sau đó đã đi thăm nhiều ngôi chùa ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, nơi đây hàng ngày họ đọc kinh Phật, ngồi thiền, múa thần linh, bên cạnh đó còn tiếp thu nhiều tinh hoa từ các việc làm thiện lành như phóng sinh của nhiều người dân Việt Nam. 
     
Mối liên kết giữa Ấn Độ – Việt Nam về văn hóa, tâm linh, lịch sử nay lại càng được gắn bó keo sơn hơn trước, qua Lễ hội Phật giáo Ấn Độ được tổ chức trọng thể bởi Bộ Văn hóa Ân Độ, Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vào tối ngày 14/3/2014, dưới mái chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh; chương trình do 20 Tăng sĩ đến từ Ấn Độ nơi dãy Hymalaya, đã giới thiệu thành công về nghi lễ tâm linh: vẽ đồ hình Mandala bằng cát để nói về sự màu nhiệm của Phật Pháp, và đem đến sự hòa bình an lạc, sức khỏe, sự may mắn thịnh vượng và trí tuệ; bên cạnh đó là nghệ thuật điêu khắc bằng bơ dâng cúng đức Phật cầu nguyện thế giới hòa bình, an lạc cho tất cả mọi người; trong đó không thể không nói đến những chương trình biểu diễn của Ni giới Việt Nam.
   
Mở đầu chương trình, màn trống hội trầm hùng của Chư Ni đến từ thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã làm vang động đất trời:

“Thỉnh Phật thượng đường
Đại chúng đồng văn
Bát Nhã Âm
Nhập Bát Nhã Ba la mật đa”
   
Âm vang của chuông trống sẽ hòa nhập theo cùng với Trí tuệ sáng suốt của chư Phật, thành một thể tính duy nhất. Bên cạnh đó, màn trống hội còn tượng trưng cho ý nghĩa tinh thần lớn lao, vì nương theo tiếng trống trầm bổng hào hùng, đại chúng có mặt trong buổi lễ đều chú tâm vào việc nhiếp tâm cầu nguyện, nhờ đó tâm hồn người nghe cũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát.
   
Tiếp nối màn trống hội khai mở tinh túy Phật giáo, là nghi thức đọc kinh Phật của các quý Thầy Ấn Độ. Nghi thức đọc kinh Phật là hình thức chuẩn bị trí tuệ cho việc ngồi thiền. Nghe tiếng chư Tăng Ấn Độ đọc kinh với âm giọng trầm ấm, vang vọng, trong tiếng chiêng trống, tù và trầm bổng, khán giả cảm thấy như chính mình đang ở trong một buổi hoàng hôn nào đó từ thời Đức Phật còn tại thế, dưới chân dãy Hymalaya hùng vĩ, trong một chính điện uy nghiêm thanh tịnh. Khoảng cách không gian – thời gian giữa Ấn Độ cổ đại và Việt Nam hiện đại dường như đã được rút ngắn, và ranh giới địa lý bị xóa nhòa trong ánh hào quang của chư Phật đang tỏa chiếu trong lòng người, nơi đó chỉ có sự hòa hợp, đồng nhất của vạn vật.
 
Bên cạnh đó, điểm nhấn của đêm giao thoa văn hóa Ấn Việt còn là hình đồ Mandala được vẽ bằng cát vô cùng tinh xảo với bàn tay tài hoa và lòng thành kính cao nhất của các Tăng sĩ Ấn Độ, hình đồ Mandala thể hiện ngũ trí đắc đạo của đức Phật. Mạn đà la có hình dạng cơ bản là một hình tròn, gọi là nguyệt luân (candra-mandala). Bên trong hình tròn này có biểu tượng của năm vị Như Lai. Chính giữa là vị Đại Nhật Như Lai (MahāVairocana-Tathāgata), đó chính là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), Ý nghĩa của vị này là như mặt trời tỏa ánh sáng bao dung khắp vũ trụ. Xung quanh Đại Nhật Như Lai là vị trí của bốn đức Như Lai. Bốn vị Như Lai này lại có 4 vị Bồ tát thân cận. Ngoài ra lại có thêm bốn Nhiếp Bồ Tát nữa. Về cơ bản, Kim cang giới Mạn Đà La có tất cả ba mươi bảy tôn vị. 
     
Và nghệ thuật điêu khắc bằng bột là nghệ thuật Phật giáo cổ đại, dâng cúng đức Thế Ton để cầu bình an thịnh vượng may mắn cho mỗi cá nhân và xã hội. 
   
Chương trình lễ hội văn hóa càng lúc càng thêm sống động với màn múa Thần linh được thực hiện bởi những nhà sư Ấn Độ đeo mặt nạ có liên quan mật thiết với đạo Phật Đại thừa, đó là một hình thái Thiền sẽ mang lại may mắn cho bất kỳ ai hiểu được điều này. Vũ điệu Nrityarupa do 16 nghệ sĩ múa đến từ Ấn Độ biểu diễn với những màn múa độc đáo cùng lời ca tụng thần Shiva, vũ điệu trạng thái phúc lạc biểu trưng cho chu trình hủy diệt và hồi sinh không ngừng của vũ trụ. 
   
Xen kẽ giữa những màn biểu diễn văn hóa Ấn Độ đầy uy nghiêm, linh thiêng, trầm hùng của các Tăng sĩ Ấn Độ, là những vũ điệu Kim Cương thừa mềm mại của chư Ni Việt Nam, đã để lại nhiều ấn tượng đặc sắc, và bao cung bậc cảm xúc khác nhau trong lòng khán giả. Phải chăng điều đó biểu hiện chân lý về đạo Phật nằm ở đường lối nhu – cương hài hòa có thể nhiếp phục được lòng người hướng về cái Thiện?
     
Vũ điệu Kim Cương Mandala là nghệ thuật Giác Ngộ vô cùng đặc biệt, ấn tượng, cao siêu, thâm diệu của Kim Cương thừa, được cử hành nhằm truyền tải năng lượng trí tuệ từ thần lực Phật gia trì cho chúng sinh cùng được giác ngộ, qua đó giải trừ những điều không lành, giúp tăng trưởng phúc báo hướng đến thành tựu trong cuộc sống và trong quá trình tu tập. 
     
Vũ điệu thiêng liêng ấy được thể hiện bởi Ni giới Việt Nam đến từ thiền viện Tây Thiên. Màn biểu diễn uyển chuyển, nhịp nhàng, biến ảo của Ngũ trí Như Lai như dẫn dắt người xem đi dạo giữa cảnh Phật, với sự thị hiện với đầy đủ những ý nghĩa hiện thân của các vị Phật và Bồ tát, điển hình như sự xuất hiện Văn Thù Sư Lợi Bồ tát đại diện cho Trí tuệ, và Quán Thế Âm Bồ tát đại diện cho lòng Từ Bi của đạo Phật.

Ý nghĩa đó cho thấy, trí tuệ – từ bi song hành chặt chẽ với nhau như đôi cánh nâng cao tâm hồn con người đến gần hơn với chân trời bình yên và hạnh phúc, đó chính là những gì mà Phật giáo luôn hướng đến.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm