Đến Linh Phong tự, chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi khổng lồ
Tượng Phật ngồi tại chùa Ông Núi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có chiều cao 69m, đường kính chân tượng 52m, được coi là một trong số những tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật được thiết kế trên một tòa sen. Bên dưới là một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng, gương mặt bình tâm mang đến cảm giác dễ chịu, xóa tan những bộn bề lo toan. Các chi tiết nhỏ như nếp gấp quần áo cũng đều được trau chuốt mang đến cảm giác sống động, nhẹ nhàng. Bức tượng Phật màu trắng hiện lên vô cùng nổi bật giữa không gian rộng lớn.

Tượng Phật nhìn ra biển, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể di tích Núi Bà.

Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.

1.438 tượng được xếp xung quanh tường.

Chùa Ông Núi (tên chữ là Linh Phong tự) là ngôi chùa nổi tiếng ở Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Một bức tượng La Hán ở hành lang La Hán

Để chiêm bái tượng Phật khổng lồ, du khách sẽ phải vượt qua hơn 600 bậc thang bằng đá.

Tương truyền, cách đây hơn 300 năm, nhà sư Lê Ban, người dân địa phương thường gọi là Ông Núi, từ nơi khác đến ở vùng núi thôn Phương Phi xây dựng một am nhỏ để tu hành. Đến năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu khen ông là bậc chân tu, sai trùng tu am của nhà sư Lê Ban và đặt tên là Linh Phong thiền tự. Nhà sư Lê Ban mất năm 1785. Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng Âm lịch, thu hút rất nhiều người đến bái phật, cầu bình an…

Chiêm ngưỡng tượng Phật qua không gian chùa Ông Núi

Tìm về chốn tịnh tâm để con người vơi bớt bụi trần, rũ bớt tham vọng, tạo cho mình tâm hồn trong sáng, khoáng đạt.

Nghe ngân nga tiếng nước vỗ bờ bình yên

Hình ảnh Đức Phật từ bi, cứu giúp chúng sinh, độ lượng. Phật đến, bình yên đến. Dưới bóng Phật là cuộc sống yên bình.

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Hỗ trợ duy trì Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Top 6 tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021
HomeAZ
Các loại tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 được giới thiệu dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu chi phối, cân bằng nguyên lý Âm Dương, từ đó củng cố các mối quan hệ của gia ch sao cho tích cực nhất.

Tu là chuyển nghiệp (Phần 3)
Chùa Việt
Sự lưu chuyển này là lý Nhân Quả đương nhiên chân thật, là sự thật tuyệt đối. Con người biết đến hay không biết, tin theo hay không tin thì lý Nhân Quả vẫn đương nhiên diễn tiến theo quá trình từ Nhân đến Quả.

Khất thực: nếu đúng pháp sẽ mang đến hình ảnh đẹp, làm sai thì sẽ đem đến hình ảnh xấu dung tục
Chùa Việt
Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, có tám sự bố thí của bậc chân nhân. Thế nào là tám? Cho vật trong sạch; cho vật thù diệu; cho đúng thời; cho vật thích ứng; cho với sự cẩn thận; cho luôn luôn; khi cho tâm tịnh tín; sau khi cho tâm luôn hoan hỷ".

Đại đức Thích Minh Niệm: 'Ai cũng có tổn thương tâm lý'
Chùa Việt
Đại đức Thích Minh Niệm cho rằng ai cũng có tổn thương tâm lý, dù nhẹ hay nặng và "đứa trẻ bên trong" luôn tồn tại cùng mỗi người.

Địa lý phong thủy và quan điểm của Phật giáo
Chùa Việt
Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý.