Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/02/2016, 17:43 PM

Đi lễ hội để 'mua bán' với thánh thần?

Từ mùng Sáu Tết, những lễ hội đầu năm bắt đầu diễn ra khắp nơi. Người ta gặp lại những cảnh tượng năm nào cũng xảy ra: nhét tiền vào thay Phật, sì sụp khấn vái hàng tiếng đồng hồ, chen lấn dữ dội để giành giật "lộc" giữa đám đông.

Cầu xin hay mua bán với thánh thần?

Hàng ngàn người chen lấn nhau trên đường lên Yên Tử. Cả biển người tập trung trước chùa Phúc Khánh để cúng sao giải hạn. Hay như ở chùa Hương, Vietnamplus đưa tin số vé tham quan mà Ban quản lý di tích chùa bán ra đã là 40 ngàn vé trong ngày Mùng Ba Tết.
 
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có người "trèo rào" vào vị trí các chú rùa đội bia tiến sĩ để rải tiền. Trên chùa Bái Đính, đồng 500đ, 1000đ màu sắc quen thuộc như một "lễ vật" đến hẹn lại lên của con dân trần gian dâng vào tận tay những vị La Hán.

Tôi thường tự hỏi họ cầu xin điều gì và tại sao phải sử dụng đến những phương thức "dâng lễ vật" kỳ lạ đến vậy. Tại sao tín đồ nghĩ các vị La Hán cần tiền? Tại sao người cầu học hành tốt lại nghĩ con rùa đội bia tiến sĩ.. cần tiền? (Mà lại là tiền lẻ mới được). Tại sao những người lên Miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang phải thuê heo quay để cúng – và rồi sau đó con heo lại trở về với chủ nhân để tiếp tục... cho thuê?

Mớ lễ vật quen thuộc mà tín đồ từ Nam ra Bắc mang lên ngôi đền tâm linh của mình rất giống nhau, gồm tiền lẻ, heo quay, oản, xôi, thật nhiều vàng mã, và rất nhiều tiền thật. Lòng thành của người dự hội cũng có mùa như lễ hội.

Họ mang theo sự thừa mứa vật chất về cho những trung tâm thờ cúng, và rồi nhất loạt bỏ đi khi chẳng trúng mùa lễ hội. Nếu gọi đây là tín ngưỡng, thì những tín ngưỡng này thực dụng “gần gũi” hệt như cuộc sống trần thế của người cúng, cần tiền thì cho Phật tiền, cần giàu thì cho Bà heo, cần học giỏi thì rải tiền cho rùa ăn.
Image copyrightHoang Dinh Nam AFP Getty Images
Image captionMột lễ hội đầu năm 2016
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận từng chia sẻ: “Tôi lên đền mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ, đứng nhìn tín đồ sì sụp đập đầu xuống nền vái lạy cả tiếng đồng hồ. Nghe họ cầu xin thì thấy gọi hết tên Phật, thánh này nọ ra, xin rất cụ thể làm ăn ở công ty, tiền bạc, muốn gì. Nhưng đây là Đền thờ Mẹ Âu Cơ để người Việt nhớ cội nguồn dân tộc kia mà? Trong đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, người ta cũng bói toán, xin quẻ đầu năm.”

Ở nhiều ngôi chùa, khi mùa Tết tới, nhà chùa thức thời thương mại, tổ chức luôn cả quầy gieo quẻ, quầy bói, quầy cúng sao, quầy đọc lá số, dịch vụ nào cũng tiền bạc đâu ra đấy. Trong khi đó, trong Phật giáo thuần thành, không có hoạt động nào có thể... đoán trước tương lai được cả.

Sự khao khát vật chất cháy bỏng hiện diện trong từng lời khấn cầu mà người ta có thể nghe bất cứ đâu giữa mùa lễ hội, thậm chí phô lộ ra thành tiếng cầu xin rất to mà ai cũng có thể nghe được giữa điện thờ. Cầu mua xe hơi, cầu lấy chồng giàu, cầu mua thêm nhà, cầu có được tiền đi du học. Ước nguyện của tín đồ được nén chặt lại, quăng lên chốn linh thiêng như món hàng trao đổi với các vị thánh ngồi yên trong cõi thờ phụng cả năm trời chẳng ai thèm nhớ tới.

Lễ hội đầu năm như hội chợ “cầu được ước thấy” mở ra, khách hàng tứ phương mặc trên mình chiếc áo kính ngưỡng giả hiệu, rải tiền lẻ từ cửa đền lên đỉnh đền, hẳn tin rằng mình sẽ sớm đạt ước nguyện vì đã “hối lộ” xong thánh thần khắp lượt.

'Lan tỏa'

Tôi còn nhớ mãi đến khi trận ẩu đả kinh hoàng để tranh ấn Đền Trần được đưa lên báo Tuổi Trẻ, người ta mới đi lật giở tài liệu, hồ sơ và tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên nói trên báo Tuổi Trẻ: “Không hề có chuyện nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên – Mông”, thậm chí lễ khai ấn này còn... “chẳng liên quan gì đến thời Trần”.
Image copyrightHoang Dinh Nam AFP Getty Images
Image captionLễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng đã phải "quây kín" sau những chỉ trích từ nhiều nơi
Vậy những người đã nhiệt tình đánh xe hơi từ tận tỉnh xa về, chầu chực đêm khuya để lao vào giật tờ ấn, họ đã hiểu gì về thứ họ cố công giật lấy mang về dán trong nhà?

Ông Trần Phước Thuận giải thích sự phổ biến của đủ mọi hình thức cúng bái xuất hiện: “Tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam rất lớn mạnh và lấn át cả các tôn giáo chính thống. Sức truyền bá của tín ngưỡng dân gian rất ghê gớm, không cần lý luận, không cần học thuyết gì, người ta xúm lại thờ cúng một nhân vật nào đó họ cho là linh thiêng. 

Sức lan tỏa của loại tín ngưỡng này cực kỳ lớn như các lễ hội hát chầu, cúng bái, xin ấn tại đình chùa.”Khi tôi hỏi những người sì sụp khấn vái trong các gian thờ ở Châu Đốc – An Giang, nhiều người không phân biệt được ở đây thờ Bà hay thờ Phật và Bà là ai, câu trả lời chỉ là “nghe đồn thiêng lắm, cầu xin gì cũng được, cầu được mình đi trả lễ”.Còn món đồ người đi lễ hội tranh nhau giật lấy hay hào phóng bỏ tiền mua, chúng là sản phẩm được “chế tạo” ra đáp ứng cho ước muốn trao đổi với thần thánh của những người trần đầy ham hố cầu xin.

Chỉ có kẻ buôn thần bán thánh là bận bịu dịp này hơn cả!

Tác giả: Lan Phương
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160216_newyear_festivals
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm