Thứ tư, 10/10/2018, 16:10 PM

Đốt vàng mã, đốt tiền... đốt luôn nhà

Khoảng 12h15 ngày 09/10, một đám cháy lớn đã xảy ra trên phố Hào Nam, quận Đống Đa, TP.Hà Nội. 8 xe cứu hỏa được huy động tới hiện trường, thực hiện công tác chữa cháy. Đến 13h50, đám cháy được khống chế.

Rất may là không có thiệt hại về người. Trước đó, lúc 8h cùng ngày, trên phố Núi Trúc (Hà Nội) cũng xảy ra vụ cháy tương tự do đốt vàng mã.
 
Những dòng tin về cháy nổ như bao dòng tin khác, nhưng ở vụ cháy này, nguyên nhân làm chúng ta suy nghĩ và cần phải thay đổi nhận thức. Đó là, hôm qua là ngày 1 âm lịch, chủ nhà đốt vàng mã trên tầng 7 xong bỏ đi dẫn đến hỏa hoạn.

Tục đốt vàng mã từng được bàn nên bỏ, bởi vì có những trường hợp được xem như hủ tục. Bàn vậy thôi nhưng trên thực tế ngày càng nhiều người đốt, và đốt càng nhiều thứ, nhà lầu, xe hơi có tất. Người ta nghĩ ra lắm thứ xa hoa mà người âm cần “xài”, và quan niệm cúng càng to thì được nhận phúc lộc càng to, nên ngành vàng mã cứ thế mà phát triển. 

Các thống kê đã chỉ ra, khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội, TPHCM, tiêu tốn mấy trăm tỉ đồng/năm cho việc đốt vàng mã. Nhiều người bỏ 3 - 5 triệu đồng mua sắm đốt vàng mã để cầu phước cầu lộc, nhưng không sẵn lòng chia sẻ với người nghèo khó.
 
Đốt vàng mã là đốt tiền, và hàng chục ngàn tấn giấy đó biến thành khói, gây ô nhiễm môi trường. Không khí chúng ta đang hít thở hiện nay vốn đã quá tệ vì khói xe, bụi bặm, các loại chất thải, thì khói bụi từ đốt vàng mã lại làm cho ô nhiễm nặng thêm.

Đốt tiền, hủy hoại môi trường, hủ tục đốt vàng mã còn là một trong những nguyên nhân gây ra hỏa hoạn và vụ cháy nhà kể trên là ví dụ điển hình. Người ta đốt vàng mã cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và tạo ra những thiệt hại cho xã hội. Đối với vụ cháy hôm qua, cần phải triệu tập người trực tiếp đốt vàng mã gây ra vụ cháy, bắt phải bồi thường tất cả thiệt hại.

Nhiều người lấy cớ về tín ngưỡng để duy trì hủ tục đốt vàng mã, nhân đây xin nhắc lại một việc: “Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo”, đó là nội dung của công văn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi cho các cơ sở tôn giáo.

Phật giáo không hề có hủ tục này, vậy tại sao Phật tử lại cứ đốt vàng mã. Không thể mù quáng tin rằng, đốt vàng mã thì được người âm phù hộ cho giàu có, may mắn.

Hãy nhìn các quốc gia văn minh, giàu có, tiến bộ của thế giới này, xem có nước nào đốt vàng mã không thì biết.

Theo laodong.vn
Link: https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dot-vang-ma-dot-tien-va-dot-luon-nha-635143.ldo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm