Đi tìm sử tích chùa Quả
Lịch sử tín ngưỡng Phật giáo gắn liền với lịch sử đất nước Việt Nam. Đạo Phật ở Việt Nam là quốc đạo.
Trải qua các giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước, do chiến tranh, do thời gian, nhiều ngôi chùa bị tàn phá, quên lãng, phần lớn các ngôi chùa xây dựng không được ghi chép, và một phần lịch sử xây dựng chùa do dân gian truyền miệng lại thất lạc không tường gốc tích. Chùa là nơi thờ chư Phật, các Tổ sư là nơi hành lễ của Tăng, Ni, Phật tử, nơi di dưỡng tinh thần, nhiều chùa là cơ sở giáo dục hoằng pháp...
Chùa chiền trước đây thường là các thảo am, do các thiền sư dựng lên để tu hành, sau này có những chùa do vua chúa quan lại...xây dựng, lại có những ngôi chùa do một hoặc một số tín chủ cung tiến xây dựng.
Chùa Quả là một trong những ngôi chùa như vậy. Chùa Quả tên tự là Quả Phúc Tự thuộc thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại (Hà Phú cũ), huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay đang trụ trì là Sư cô Thích nữ Đàm Hưng, sau khi xem xét và đề nghị của nhân dân Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa trao Quyết định bổ nhiệm trụ trì ngày13/7/2021 tức ngày 4/6 Tân Sửu.
Chùa đã trải qua thăng trầm của thời gian trong dân gian phần đông không tường gốc tích sự hình thành ngôi chùa. Khi hòa bình lập lại và sau cải cách, chỉ còn lại gạch, đá, ngói nát và móng. Một số người dân sau này đến cư trú nơi đây quyên góp tiền bạc trong lúc khó khăn, năm 2003 (6 triệu đồng), năm 2009 (34 triệu đồng), năm 2017 (150 triệu đồng) và xây dựng lại ngôi chùa như hiện nay để đại chúng chiêm bái, chủ trì là bà Ngô Thị Bằng (Trần Thị Quyên, Phí Văn Ái, Phạm Thị Hằng, Đào Thị Thêm).
Tôi thường đi chùa. Thoảng một hôm, tôi đi dạo cảnh chùa vào chiêm bái thắp hương, tình cờ gặp chị Bằng chỗ quen biết từ nhỏ, sau câu hỏi xã giao mời tôi về nhà chị, nhà cũng ở gần ngay chùa. Ngồi nói chuyện, chị cho biết về hưu hàng ngày gắn bó với chùa, chị kể lại việc đóng góp xây dựng chùa. Chị nói thực ra, các đạo hữu còn mông lung về nguồn gốc của chùa không hiểu về thời gian nào thì xuất hiện chùa, ai xây dựng... chùa không có tên trong danh mục chùa của Hội Phật giáo huyện và không có sư trụ trì. Sau khi nghe chị nói, các đạo hữu muốn tìm kiếm thông tin, tìm kiếm căn cứ. Tôi đã nhận lời từ trái tim mình yêu tin Đạo Phật, bởi ở đó tính chất từ bi tỏa ra ánh sáng và hương thơm đến tôi. Tôi cố gắng hết mình gặp gỡ hàng trăm người có một chút hiểu biết về ngôi chùa, trên hàng trăm câu chuyện có tình tiết khác nhau trong nhân gian ở quanh khu vực chùa như làng Chuế Cầu, làng Bình Lâm, làng Gủ, làng Độ Thôn, làng Tùng Thi,... cộng với những thông tin mà gia đình để lại câu chuyện về chùa đã truyền qua nhiều đời, kết hợp với ông chú Ngọ biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ xã Hà Phú (Nhà xuất bản Thanh Hóa - 30/11/2007).
Tìm kiếm trong thông tin xây dựng Gia phả dòng họ Ngô Văn, cùng với dấu tích địa danh của chùa làm cơ sở hình thành nên sử và tích chùa Quả. Đạo hữu đã có văn bản của ngôi chùa để quảng đại cho dân chúng chiêm bái. Khi GHPGVN huyện Hà Trung phối hợp với xã kiểm chứng làm cơ sở trình và chùa được công nhận, bổ nhiệm sư trụ trì. Câu chuyện, sử tích của chùa thăng trầm như ngôi chùa nhưng gắn liền với sự thật. Trên con đường tổng hợp minh chứng (Chắt lọc định hình các thông tin từ gia đình, nhân gian, dấu tích địa danh của chùa và lịch sử trải dài của đất nước) ngôi chùa có chỗ đứng trong lòng đại chúng. Ngày 17/3/2020 tổ chức lễ công đức về sử tích chùa Quả được chính quyền địa phương xã Lĩnh Toại tham dự, đem lại vinh dự cho ngôi chùa đã có một lý lịch rõ ràng.
Sử tích chùa Quả
Nhịp bước chân tản bộ men theo chân núi, bắt đầu từ đê Chế Cầu là vách núi dựng đứng, trên là rừng cây rậm rạp, bắt gặp ngay là lối mòn để đi vào Bái Đồng Si (Bái Trường Thi), nó cũng là nghĩa địa cổ. Phía trên, đường dốc xuống tay phải là đồng Nẫn, hơi sâu vào bên vách núi Bái (Bãi đồng si), ngước nhìn lên là chùa Quả.
Theo truyện truyền lại (Cụ Ngô Công Quyền 1772-1852, cụ Ngô Thị Lạc 1902-1985...), có một tu sĩ đi qua vùng này thấy cảnh đẹp phía dưới là dòng sông Mã thơ mộng (Đây là nhánh sông Lèn tách ra từ sông mã tại ngã Ba Bông) phía trên là vách núi dưới chân núi là bãi cây Si lúp xúp vừa rộng, nhìn mở rộng ra là khoảng không gian đồng bãi qua sông sang phía đồng bãi đất Hậu lộc.
Việc đi lại qua khu vực này khó khăn, trên là rừng cây dưới Bái (Bãi) là sông, chủ yếu đi lại là dân buôn bán, một số ít khi có việc quan lên phủ huyện Bình Lâm mới đi qua, Ông chọn nơi đây ở lại tu tập giúp mọi người tu tập cầu an, cầu may nhờ Đức Phật phù hộ độ trì. Ông đã bỏ tiền ra, quyên góp tiền cùng xây dựng chùa, vài năm sau qua đây không thấy Ông đâu nữa. Ở làng, các bà cứ đến ngày ấy đến lễ cầu tự hay lên đây thắp hương. Người ta đặt tên là chùa Quả, chữ Quả trong từ Hán Việt nghĩa nhân quả, quả phúc. Chùa tọa lạc xa nơi dân cư sinh sống. Chùa có kiến trúc đơn giản. Sau năm 1954 khi bộ đội về đóng quân ở Bái Đồng Si lớn xây dựng công trình quân sự ở Mã Quan lưng núi voi, sau đó chùa bị đổ chỉ còn móng.
Sự kiện lịch sử, từ thế kỷ 16 (1545-1580) khi cuộc nội chiến Nam Bắc triều giữa nhà Lê và nhà Mạc xảy ra, hai bên giằng co, chiến sự nổ ra chủ yếu ở Sơn Nam Ninh Bình, Thanh Hóa. Thời kỳ này thôn Cụ, Bái Đồng Si (Trước đây gọi là Bái Trường Thi, theo lịch sử Đảng bộ nhân dân Hà Phú nhà xuất bản Thanh hóa năm 2007) là nơi luyện đóng quân của quân Lê-Trịnh, Mã Quan là nơi chăn giữ ngựa chiến, vườn Quan (Trại Quan núi Dạ), các địa danh vẫn còn lưu đến ngày nay. Trịnh Tùng làm Thái úy Trường quốc công, quản lĩnh việc quân quốc của Nam triều chiếm lại được Thanh Hóa và Nghệ An (Theo Nam Bắc Triều lịch sử Việt Nam), năm1592 chiến tranh kết thúc.
Khi đoàn quân Trịnh Tùng luyện quân ở đây, quân lính cùng phu dịch bỏ tiền xây dựng ngôi chùa và lập đàn tế trời để cầu may cho đội quân chinh chiến mong chờ quả phúc, mong cho chiến tranh mau kết thúc đặt tên lấy tên tự là Quả Phúc Tự. Quả thật, đội quân chinh chiến thắng to đem lại quả phúc cho nhiều gia đình không còn loạn binh đao. Sau chiến tranh kết thúc, nhà vua tịnh điền chia đất đai cho phu lính làm ăn, từ đó người dân được sung túc, cảm ơn trời đất đã phù hộ cho dân cho nước được thái bình thịnh vượng.
Cảm xúc vẻ đẹp, linh thiêng của ngôi chùa Quả Phúc Tự thơ rằng:
Điệp trùng non nước cuộn Thanh Long
Voi chầu Qui ẩn, Mã phi dòng
Chốn thiêng Quả Phúc chùa linh tọa
Vần vũ bồng bềnh cảnh sắc trong
Thần thiêng nhân ứng chọn nơi đây
Văn phong sơn thủy khéo sắp bầy
Tứ pháp Trịnh Lê truyền còn mãi
Cầu linh phúc ứng lộc tài hay.
Thơ Phan Muôn (Phong thủy)
Và thơ Bình Ngô sáng tác:
Non trùng điệp điệp uốn Thanh Long
Bạch Hổ thiên thu giải tấm lòng
Tỏa sáng hào quang mây vờn vũ
Cầu linh phúc ứng sáng tâm trong
Thần thiêng tọa lạc chọn nơi đây
Địa nhân vân thủy khéo sắp bầy
Tứ pháp Trịnh-Lê lưu còn mãi
Linh thiêng ứng vận mãi còn đây.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Ngô Văn Bình; địa chỉ: số nhà 65 Ngô Quyền Sơn Tây Hà Nội.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm