Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/09/2023, 16:45 PM

Địa ngục, trải qua rồi mới thấy kinh hoàng như thế nào

Chuyện dưới đây là những trải nghiệm thật của tôi. Tôi không dám nói sai nửa lời. Kể ra câu chuyện này, tôi chỉ muốn mọi người có thể nhìn đó làm gương mà tỉnh ngộ. Sớm bỏ các việc ác, mau làm các việc lành, tu tạo phước đức để tiêu trừ nghiệp chướng đã tạo.

Khi nhắc đến hai từ “Địa ngục”, nhiều người vẫn thường nghĩ đây là một khái niệm không có thật. Họ cho rằng nhân loại tự nghĩ ra nơi này để răn đe những kẻ độc ác, bất lương, gian tham, hại người.

Thế nhưng trên thực tế, tôi lại thấy rất nhiều câu chuyện người thật việc thật xảy ra. Những người đó kể lại họ đã từng tới thăm địa ngục, biết rõ các ngục và sự tra tấn hành hình nơi đó ra sao. Như cô Ba Cháo Gà, ni sư Diệu Hân, cư sĩ Hứa Ngọc Thủy, nữ họa sĩ người Hàn Quốc Me Kyeoung Lee ...

Đặc biệt, cho tới khi chính bản thân tôi tự mình được trải nghiệm, thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Địa ngục hoàn toàn là có thật. Cho đến giờ này, bản thân tôi vẫn còn chưa hoàn hồn vì nó quá đáng sợ. Không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.

Tôi vốn là một sĩ quan tên đầy đủ của tôi là Lê Ngọc Tú, hiện sống quận 12 TP HCM. Hành trình chỉ vừa mới xảy ra đêm qua. Lúc 0h rạng sáng ngày 13/09/2021, trong cơn chiêm bao, tôi đã được dẫn tới địa ngục.

Đầu tiên, họ dẫn tôi tới một con đường vô cùng tăm tối, nơi đây tôi thấy có rất nhiều người chết nằm la liệt trên đường. Thấy vậy, tôi mới suy nghĩ: “tại sao người ta lại chết nhiều quá vậy?”.

Tôi chẳng hề nói ra lời nào, chỉ nghĩ trong tâm như thế. Ấy vậy mà bỗng từ trên hư không có tiếng đáp: “Những người này do khi còn sống phạm nghiệp sát quá nặng nên phải chết ở trên đường”.

Kì lạ thay, không hề có âm thanh nào phát ra, nhưng câu trả lời đó lại như ghim thẳng vào tâm tôi. Hóa ra ở cõi này, chúng sinh không giao tiếp bằng ngôn ngữ, mà bằng tâm. Nhìn cảnh tượng người chết như ngả dạ đầy đường như thế trông không khác gì ngày tận thế vậy. Thật xót xa.

Nghiệp sát chẳng phải chỉ có giết người. Những ai khi còn sống hay giết hại, mổ xẻ các loài động vật cũng chính là phạm phải sát nghiệp. Nghĩ tới đây, tôi chợt tỉnh ngộ ra. Vậy thì nhân loại chúng ta ngày ngày vẫn tàn sát nặng nề.

Chiến tranh, bạo động làm chết bao nhiêu người. Những người làm nghề đồ tể chuyên xẻ da, cắt thịt, tước đoạt mạng sống của động vật. Ngay cả trong căn bếp của mỗi gia đình, chúng ta vẫn nuôi thân mình, nuôi gia đình bằng mạng của các con vật đó thôi.

Thế mà chúng ta cứ u mê chả biết gì, còn lấy những món ăn từ sinh mạng ấy làm khoái khẩu. Dần dần con người sát sinh loài vật không phải để sống nữa, mà còn để thỏa mãn cái miệng, để vui chơi nhậu nhẹt tiệc tùng. Mà dù để làm gì thì cũng là sai trái. Vậy nên số người chết kia mới la liệt đầy ắp cả con đường. Nếu nhân loại không sớm tỉnh ngộ mà dừng lại nghiệp sát, thì đều phải chịu quả báo như thế và hơn thế nhiều lần.

Tiếp theo, họ đưa tôi đến một con đường khác. Trên đường có rất nhiều xe. Xe nào cũng như xe nào, chứa rất nhiều tiền và vàng, đầy ắp cả. Mỗi người đều có một chiếc xe riêng của mình. Xe của ai thì người đó lên. Tôi cũng có một chiếc xe như vậy. Tôi lại nghĩ: “ Tiền, vàng này ở đâu mà nhiều quá?”

Địa ngục có thật không?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Họ đáp: “Tiền vàng này là của mỗi người tích góp được khi còn sống. Nhưng khi qua hết một kiếp mà chưa dùng hết, nên mới để đó.”

Chúng tôi lên xe đi một đoạn đường rất lâu. Sau đó, họ bảo: “của cải trên xe, ai muốn lấy bao nhiêu thì lấy”. Tôi bước xuống xe nhưng không cầm theo tiền vàng gì cả.

Họ có hỏi tôi sao chẳng lấy gì hết vậy. Tôi đáp rằng tôi không cần những thứ đó. Rồi họ dẫn tôi đi tiếp. Nhưng ôi thôi, khi tôi quay đầu trở lại để nhìn, thì mới thấy một cảnh tưởng hãi hùng như trong phim. Người nào như tôi chẳng lấy gì thì bình an vô sự. Còn người nào lấy tiền vàng thì thân thể họ cháy đen như vừa bị tắm xăng, châm lửa, bốc cháy. Cháy đen như vậy rồi biến mất luôn.

Đúng là khi chết đi rồi, tiền bạc đâu có ý nghĩa gì nữa. Chúng ta chẳng thể mang theo được. Vậy thì tham tiếc tài sản làm gì, để làm cho con đường siêu thoát thêm nặng nề, khó khăn hơn.

Nhân loại ngày nay trọng tiền tài danh vọng. Kiếm sống nuôi thân chưa đủ, còn muốn có thật nhiều tiền để thỏa mãn đủ thứ dục vọng, chạy đua theo xu thế trọng vật chất.

Thậm chí nhiều người còn bất chấp phạm tội, gây nghiệp ác để kiếm được thật nhiều tiền. Cuối cùng, cả đời cũng tiêu không hết. Chết đi rồi, đống tiền đó thì chẳng đem theo được, mà ác nghiệp thì theo ta như bóng với hình, gây ra bao nhiêu quả báo thống khổ.

Sau đó, tôi được đưa tới ngục dành cho những người nghỗ nghịch bất hiếu. Trước khi vào ngục này, họ có dặn tôi, khi bị tra khảo, phải nói đúng sự thật, không thêm không bớt. Có thì nói có, không thì nói không. Nếu nói sai sự thật, thì tội bị tăng lên gấp đôi. Nhớ lời ấy, tôi tiến vào trong ngục.

Khi vừa bước vào, ngục tốt hỏi tôi:

-Ở trần gian, ông có bất hiếu, nghỗ nghịch không?

Tôi đáp:

-Tội bất hiếu thì tôi không có. Nhưng tội nghỗ nghịch thì có. Những lúc nóng giận quá, tôi hay nói những lời khó nghe, làm mẹ tôi phải buồn lòng.

Nói đến đó, ngục tốt chỉ vào cái gông xiềng và bảo nó là của tôi. Nhìn thấy cái gông của mình đang chờ sẵn mà tôi sợ hãi, rụng rời hết cả chân tay. Bỗng trên hư không lại nhắc tôi niệm Phật. Tôi y theo niệm Phật thì tự nhiên chỗ gông xiềng của tôi biến mất.

Tôi đưa mắt quan sát ngục này, thấy các tội nhân bị tra tấn vô cùng khủng khiếp. Họ lấy móc sắt móc lưỡi tội nhân ra rồi đổ nước đồng sôi sục vào lưỡi. Đổ tới đâu thịt rớt tới đó vì quá nóng. Còn hơn cả như lấy axit mà đổ lên lưỡi vậy.

Tội bất hiếu với cha mẹ là tội rất nặng. Cha mẹ là người cho chúng ta sự sống, hình hài, mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, lo lắng cho con cái từng phút, từng ngày. Công lao cha mẹ vô cùng to lớn, có lẽ cũng không phải nói nhiều nữa. Vậy nên ai phạm tội bất hiếu nghỗ nghịch thì sẽ phải vào địa ngục chịu tội đau đớn khổ sở không thể nói hết.

Qua ngục Bất hiếu, tôi được dẫn tới ngục Trả quả. Ngục này dành để hành hình những kẻ phạm tội sát sinh. Vào tới đây, tôi nghe thấy tiếng rên la thất thanh, thảm thiết vang dội khắp cả ngục.

Khi còn sống, tội nhân nào đã giết hại chúng sinh như thế nào, thì nay phải chịu cảnh bị giết y như vậy, không khác. Ai đã từng chặt đầu, xẻ bụng, lột da chúng sinh. Thì nay cũng bị chặt đầu, xẻ bụng, lột da để thấm thía nỗi đau ấy.

Tôi nhìn thấy cảnh tội hình, máu chảy thành sông như lũ cuốn. Mùi tanh hôi thối bốc lên khó có thể diễn tả nổi. Rồi họ cũng chỉ vào một chỗ và nói chỗ đó là của tôi. Tôi khi ấy lại nhớ niệm Phật, nên chỗ đó đã biến mất.

Thử ngẫm mà xem. Con người bị sứt tí da, chảy chút máu, đã cảm thấy xót, thấy đau, khó chịu, khổ sở. Vậy mà trước cảnh chúng sinh bị cắt tiết, phanh thây, lột da, xẻ thịt, trụng nước sôi ... vẫn không hề mảy may thương xót. Như thế có phải là vô cùng nhẫn tâm hay không?

Nếu đã không thể cảm nhận được nỗi đau của chúng sinh, tàn nhẫn với chúng sinh như vậy, thì nay tất phải vào địa ngục để tự trải nghiệm và trả nghiệp mà thôi.

Sang ngục tiếp theo, tôi thấy một cảnh tượng có phần êm ả hơn. Nhưng đã là địa ngục thì chẳng có nơi nào mà tội nhân không phải chịu thống khổ đâu. Nơi đây có một con sông rất lớn màu xanh. Trên sông có một chiếc bè bảy màu sắc rất đẹp.

Đặc biệt ở ngục này, tội nhân còn nhiều hơn cả nước sông, đầy khắp cả. Tôi thấy có cả thầy sư, nên bèn hỏi

-Thầy sư mà cũng có tội sao?

Họ đáp rằng tuy mang danh xuất gia tu đạo, nhưng thực chất lại không thật tâm tu hành, còn phạm trọng tội, không có việc gì mà không dám làm.

Người khi xuất gia, nghĩa là đã được nương nhờ phước đức của Đức Phật, của Tam Bảo. Đáng nhẽ cần phải tu tập tinh tấn, hành theo đúng lời Phật dạy, siêng năng trau dồi trí tuệ, hoằng pháp độ người thế gian.

Nhưng ngày nay đã vào thời mạt pháp, số lượng người giả danh thầy tu để chuộc lợi, lừa gạt chúng sinh không phải là ít. Những “con sâu” này đã làm ảnh hưởng đến uy tín, sự trong sạch thanh cao của Phật Pháp, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến những người không hiểu thì sinh tâm phỉ báng Tam Bảo, thành ra tội rất lớn, phải đọa vào Vô Gián địa ngục.

Khiến những người tín căn thấp kém có thể vì vậy mà bỏ tu, mất đi con đường giải thoát. Thêm nữa, nó còn làm cho Phật Pháp bị suy thoái, hủy hoại mà biến mất dần. Khi ấy, chúng sinh không còn biết nương tựa vào đâu.

Dứt lời, ngục tốt đuổi hết chúng tôi lên bè. Ai không có bè mà bị rớt xuống sông thì lập tức biến thành nước cả. Khi tôi lên được bè rồi, từ trên hư không bảo tôi phải nhắm mắt lại và nhất tâm niệm Phật thì mới qua sông được.

Khi tôi niệm thì thấy chiếc bè chìm xuống đáy sông rồi lại chồi lên mặt nước là sang tới bờ. Nhưng một nghìn vạn người chỉ có một, hai người qua được sông. Số còn lại bị chìm xuống đáy rồi chồi lên lại chỉ còn là bộ xương trắng như tuyết.

Vừa lên bờ, tôi cảm thấy khát nước vô cùng. Không chần chừ, họ đưa tôi tới ngay ngục Trả Mạng. Từ trên hư không lại nhắc tôi rằng:

-Khi ngục tốt múc nước dừa trong chậu đưa cho, thì không được uống. Ở đó có người đang cắt cổ con gà. Hãy lấy nước đó tưới lên chỗ vết thương của nó, đừng để cho nó chết.

Tôi nhớ và làm theo. Còn những người khác, vì không biết, lại đang khát khô cả cổ, thấy được bát nước dừa, liền uống lấy uống để. Thì ôi thôi, trên cơ thể có những lỗ nào thông ra ngoài như mắt, mũi, tai, miệng v.v... là máu tươi chảy ra ồng ộc. Tôi nhìn cảnh tượng đó mà như muốn ngất, không còn đứng vững nổi.

Sau đó, ngục tốt đưa cho tôi một cái bánh giống như bánh gai vậy, bảo tôi cầm lấy mà ăn đi. Nhưng tôi chưa dám ăn. Lúc này, tôi được đưa sang ngục Tà dâm.

Tôi thấy nhiều người ăn cái bánh giống như tôi đang cầm, nên tôi mới mạnh dạn ăn nó. Ăn vào, ngay lập tức người tôi nhũn như cọng bún, không đi nổi nữa. Những ai không đi được tiếp thì ngục tốt sẽ xóc nách vào.

Chúng tôi bị đưa lên giàn chông sắt, mỗi người một ô, ô nào cũng có tên họ đầy đủ của từng người. Khi tội nhân vừa đứng vào, lập tức chân tay bị banh ra bốn phía như hình chữ X, khóa chặt lại không thể nhúc nhích nữa. Trước mặt mỗi người đều có một chùm giáo chĩa thẳng vào, cách mặt chỉ tầm một gang tay.

Ngục tốt đưa ra các câu hỏi cho mỗi người, ai trả lời đúng một câu thì được mở một khóa ra, ai trả lời sai thì ngay lập tức bị chông sắt đâm vào người.

Kinh Phật thuyết tội nghiệp báo ứng giáo hóa địa ngục

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với người nam, thì có chông sắt nhọn như ngọn giáo đâm từ trên cuống họng xuống. Với người nữ, thì bị chọc ngọn giáo từ hậu môn lên. Người người rên la thống thiết, không có nhà văn nào có thể dùng ngôn từ mà diễn tả được cảnh tượng kinh hoàng này.

Bản thân tôi đã đứng vào ô của mình rồi, nhưng không bị khóa chân tay như các tội nhân khác. Chứng kiến đến đây thì tôi gần như xỉu đi, không thể chịu được nữa. Họ nói với tôi rằng những ngục mà tôi đã đi qua cũng chính là những tội nghiệp mà tôi đã phạm phải. Đáng nhẽ tôi sẽ phải chịu hành hình như vậy. Nhưng do từ lúc nhỏ, tôi đã ngộ ra, biết dừng việc sát sinh, chịu khó tích đức, hành thiện cho đến bây giờ, nên được trừ bỏ.

Họ cũng dặn tôi, từ nay về sau không được tái phạm. Nếu còn tái phạm, thì những hình phạt kia không thể biến mất được, nó sẽ lại còn đó để chờ tôi xuống lãnh.

Họ dặn tôi nhiều lắm, họ bảo rằng dù lấy một trái ớt, một chút mắm, muối mà không xin cũng mang tội trộm cắp. Chứ đừng tưởng có chút ít thì đáng bao nhiêu. Ít có quả báo của ít, nhiều có quả báo của nhiều. Nặng hay nhẹ cũng còn phải xét đến hậu quả nữa.

Họ cũng không quên nhắc tôi phải để ý miệng lưỡi của mình, khi nói gì đều phải suy xét. Những câu nói tưởng như chỉ vui đùa, bỡn cợt thoáng qua, mà làm cho người nghe được phải buồn phiền cũng là mang tội, mắc vào khẩu nghiệp.

Họ còn dặn tôi nhớ phải tích đức, hành thiện, không làm bất cứ điều gì phạm vào giới cấm của nhà Phật. Khi nào đủ lực, thì họ sẽ dẫn tôi đi nhiều chỗ nữa. Nay khí lực của tôi còn yếu, nên chỉ có thể đi được như vậy thôi. Còn nhiều điều nữa tôi được căn dặn, nhưng vì đã quá mệt và sợ hãi nên không nhớ được hết.

Khi tỉnh dậy, nhìn đồng hồ đã điểm hơn 12h. Tôi thấy khát nước lắm. Tôi ngồi dậy cố gắng bình tâm trở lại. Nhưng ngồi gần nửa tiếng đồng hồ mà chưa thể hoàn hồn được.

Chuyện trên đây là những trải nghiệm thật của tôi. Tôi không dám nói sai nửa lời. Nếu nói sai, tôi xin chịu tội ở địa ngục. Kể ra câu chuyện này, tôi chỉ muốn mọi người có thể nhìn đó làm gương mà tỉnh ngộ. Sớm bỏ các việc ác, mau làm các việc lành, tu tạo phước đức để tiêu trừ nghiệp chướng đã tạo.

Thế mới thấy, con người chết đi, chẳng mang theo được gì, ngoài phước và nghiệp. Người nào phước nhiều thì đường đi nhẹ nhàng, tư lương đầy đủ. Người nào nghiệp nhiều thì đường đi tối tăm, nặng nề, khó thoát.

Chúng ta thời nay phần nhiều ham mê những thứ phù phiếm, dành sức lực để đeo đuổi những thứ danh vọng tiền tài vô nghĩa. Phí phạm cả một đời người. Khi nhắm mắt xuôi tay, xả bỏ thân này, thì dù là người giàu có bậc nhất, hay người có chức vị cao sang, cũng chẳng thể cứu nổi những ác nghiệp của bản thân.

Tĩnh Như, viết lại từ lời kể của Lê Ngọc Tú.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm