Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 31/08/2013, 15:50 PM

Điều cốt lõi của pháp hội Trung phong tam thời hệ niệm

Pháp hội Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm, chúng ta phải biết rằng đây là pháp Tịnh độ tông, trong đó tụng kinh A Di Đà, niệm phật A Di Đà để tương ưng với bổn nguyện thứ 18 của đức từ phụ A Di Đà:

Pháp này tại sao phải dùng như vậy? Vì thời mạt pháp này, nếu chúng ta không niệm Phật chắc chắn không thành Phật, vì thời mạt pháp, chúng ta trong ngũ trượt ác thế này, tâm chúng ta không an trụ được, tâm chúng ta lúc nào cũng tán loạn, tâm lúc nào cũng khởi nghiệp, muốn thành Phật như lấy cát nấu thành cơm…

Thế nên pháp Trung Phong này, tại sao như vậy, tại vì chúng ta quy tụ lại để mở pháp hội này theo lời chư Tổ dạy, để làm gì, để cho hương linh được nương nhờ vào pháp này, để hương linh tự niệm Phật, để cho hương linh tự tu tự chứng, ấy là cái pháp quan trọng vô cùng.

Chúng ta niệm Phật để hương linh vãng sanh chắc chắn không bao giờ có trong pháp. Chúng ta niệm Phật chỉ để hồi hướng cho hương linh được phước báu một phần, chúng ta lãnh trọn sáu phần rồi, làm gì có công năng, có cái đạo lực nào để mà hương linh vãng sanh. Chính hương linh phải niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc, chính hương linh phải niệm Phật để tương ưng với đại nguyện thứ 18 của đức Bổn Tôn A Di Đà và chính hương linh phải tu mới chứng được. Đó là cốt lõi của pháp hội Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm.

Và muốn hương linh niệm Phật phải làm sao? Chúng ta phải niệm Phật. Chúng ta niệm Phật bằng cách nào, bằng cái tâm của chúng ta hướng về đức Phật A Di Đà, thành tâm khẩn thiết cầu xin đức Phật thương tình phóng quang tiếp dẫn tất cả chư hương linh trong đó có cửu huyền thất tổ, oan gia trái chủ… ngõ hầu được vãng sanh Phật quốc.

Và chúng ta phải niệm Phật như thế nào? Phải niệm Phật bằng tất cả cái tâm thành kính của mình, phải niệm Phật rốt ráo, một niệm tương ưng Phật quốc thì tất cả hương linh sẽ về. Chúng ta niệm Phật rất là nhiều, chúng ta niệm Phật kinh hồn, chúng ta niệm Phật mưa không tạt, gió không vào, chúng ta niệm Phật khan cả cổ, khạt ra máu nhưng nhiều lúc không thành tựu… Vì lúc đó chúng ta niệm Phật bằng cái miệng mình mà không có tâm. Hãy dùng tâm, vì sao, vì pháp Trung Phong, tất cả do tâm chuyển hoá. Chúng ta thành tâm thành kính thì hương linh mới cảm nhận được thì mới niệm với chúng ta.

Trong khi chúng ta niệm bằng cái miệng mà tâm phóng khắp nơi khắp chốn, tâm nghĩ ngày mai làm gì, chút nữa làm gì và đang giận hờn ai đó, đang vui đang buồn đang đủ thứ… thì chúng ta đang niệm cái đó chứ không phải niệm Phật!

Chúng ta niệm như thế nào đây, thành khẩn bằng tâm, tâm hướng về Phật, miệng niệm Phật, tai nghe lại tiếng niệm Phật đó là niệm đúng. Còn niệm tới nơi tới chốn nhưng chúng ta không nghe được tiếng niệm Phật từ tai trở vào thì chắc chắn chúng ta đang niệm sai, thế nên chúng ta hãy nhiếp tâm, thâu nhiếp lục căn, niệm Phật đưa hết vào trong để tiếng niệm Phật mới có thể cảm với cảnh giới Tây Phương, nghĩa là chúng ta niệm Phật thành khẩn từ tâm chúng ta phát ra, thì các hương linh, họ từ tâm nhận vào và họ niệm với chúng ta. Vì nếu chúng ta niệm bâng quơ chắc chắn họ không nghe thấy được.

Hãy thâu nhiếp lục căn khi niệm Phật, chúng ta nghĩ tới điều gì? Chúng ta nghĩ đến bổn tôn A Di Đà, chúng ta nghĩ đến hương linh, ông bà nhiều đời nhiều kiếp, oan gia nhiều đời nhiều kiếp, niệm Phật tác ý vào: "Ông bà ơi, con ơi, oan gia ơi hãy niệm với tôi" và chúng ta niệm Phật thành khẩn, khi chúng ta cảm nhận được trong cái tâm mình, trong cơ thể mình có chuyển biến tích cực, nghĩa là chúng ta nghe nỗi óc, chúng ta cảm nhận được cái luồng từ trường an lạc, hoan hỷ thì lúc đó: "Phật ơi, cúi xin Ngài phóng ngọc hào quang tiếp dẫn ông bà của con, oan gia của con, thai nhi của con được về Phật quốc". Hãy tác ý như vậy thì chúng ta sẽ nhận được những đều vi diệu xuất hiện trong pháp hội này.

Thế nên trong pháp hội này, chúng ta không mong cầu gì cho chúng ta, chúng ta chỉ hướng về Phật để cầu sanh Phật quốc cho tất cả pháp giới chúng sanh. Đây cuộc đại hội cả những pháp giới, chúng ta chỉ nghĩ làm sao nhiếp tâm vào câu Phật hiệu để hương linh được niệm Phật cùng với chúng ta và cầu xin đức Phật phóng quang tiếp dẫn tất cả hương linh được vãng sanh, đó là mục đích tối thượng pháp hội Trung Phong.

Giới thiệu độc giả chùm ảnh ghi nhận pháp hội Trung phong Tam thời Hệ niệm tại chùa Đống Long diễn ra vào tháng 7/2013:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Bài: Pháp sư Tịnh Không/Ảnh: Bối Bối

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm