Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Điều đáng lo nhất

Hoàng Thái Hậu vua Ba Tư Nặc mất, y tục lệ cổ truyền của xứ Ấn Ðộ, nhà vua và quần thần lo cử hành lễ an táng rất long trọng.

Audio
Dieu-dang-lo-nhat

Sau khi công việc xong xuôi, nhà vua cùng Hoàng tộc mang cả áo vải sô gai, đi chân đến nước Xá Vệ nơi tịnh xá Kỳ Hoàn đảnh lễ Ðức Phật.

Lấy làm lạ Ðức Phật bảo vua Ba Tư Nặc ngồi rồi hỏi rằng:

– Hôm nay sao Ðại vương mặc y phục như vậy?

– Kính bạch Ðức Phật Thế Tôn! Mẹ con năm nay tuổi ngoài chín mươi, bà vừa mới mất sau một cơn bệnh nặng. Con an táng xong lòng cảm thấy buồn bởi thân thuộc biệt ly, nên đến đây chiêm ngưỡng Ðức Thế Tôn, may đâu nhờ Ngài để vơi được đôi phần đau xót.

– Này Ðại Vương! Từ xưa đến nay điều đáng lo nhất cho nhân loại: “Sống thì thiếu thốn, già thì héo khô, bệnh thì đau đớn, và chết thì biệt ly…” Bốn thứ ấy không bao giờ hẹn với người cả.

– Bạch Thế Tôn! Thế thì bấy lâu nay con quá mê lầm: Buồn những điều không đáng buồn… nhất là lo những điều không đáng lo!…

Vua Ba Tư Nặc vừa dứt lời, thì Ðức Thế Tôn dạy:

– Ðại vương này! Vạn vật vô thường chuyển biến, di dịch không đứng yên: Sự sống của con người cũng y như vậy, chả khác gì nước sông xuôi dòng chảy suốt ngày đêm.

– Ðại vương hãy chú ý nghe, tất cả các ý ấy ta sẽ tóm tắt trong bài kệ sau đây:

“Như nước chảy xuôi dòng,Chẳng bao giờ trở lại.Mạng người cũng như vậy,Không khác một mảy may”.

Im lặng một hồi lâu để cho vua Ba Tư Nặc được thấm nhuần chân lý ấy rồi Ðức Phật lại tiếp thêm:

– Này đại vương! Ðời người ai cũng già, cũng bệnh, cũng chết, chứ không ai là kẻ trường sanh, thoát ly ngoài định luật ấy, dù là vua chúa. Vậy nhà vua buồn rầu một cách vô nghĩa trước cái chết thì chỉ hao tổn xác thân và tinh thần mềm yếu mà thôi. Là người con hiếu thảo, Ðại vương làm tất cả phước thiện như: bố thí, trì giới, nhẫn nhục… để hồi hướng công đức ấy cho người quá cố. Nếu làm được như vậy thì không những ảnh hưởng đến người chết, mà hiện tại người còn sẽ được nhiều phước lạc và tương lai sẽ đi lần đến nơi giải thoát.

Những lời Phật dạy làm cho bao nhiêu sầu muộn của Ba Tư Nặc và Hoàng Hậu tiêu tan và những niềm hoan hỷ hiện bày trên nét mặt. Trên đường về vua Ba Tư Nặc luôn luôn nói với mọi người:

– Hôm nay chúng ta mới bắt đầu thấy được dấu Ðạo. Ta hy vọng có thể làm cho Mẫu hậu ta được siêu thoát ly được bốn điều đáng lo nhất của nhân loại mà Ðức Phật đã dạy nếu thật hành theo Ngài.

Truyện Cổ Phật Giáo

Thích Minh Chiếu sưu tập

 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ trong trái tim ta

Phật giáo thường thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Xem thêm