Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/06/2023, 15:24 PM

Điều gì khiến ta không nhìn thấy ưu điểm của người khác?

Việc không nhìn thấy ưu điểm của người khác là một cái ác trong tâm hồn mình. Nếu chúng ta sống gần huynh đệ với nhau mà không thấy ưu điểm của người kia thì biết rằng trong tâm ta điều ác độc đang ngự trị.

Lời khen làm tâm hồn ta lớn lên, bản ngã nhỏ lại và phước tăng trưởng thì ta sẽ không bao giờ hà tiện lời khen.

Lời khen làm cho chúng ta sau này dần dần sẽ giống như người mình khen. Vì biết như vậy, khi thấy ai có gì hay ta hãy cố gắng khen ngợi người đó.

Sẽ có người hỏi: “Con không thấy họ có gì hay để khen hết”? Nhưng tại sao chúng ta không thấy điểm gì hay của người để khen? Tại vì chúng ta là ai cũng có một điểm nào đó hay, chứ không phải hoàn toàn không có. Dù người tệ mạt, cùng đường nhất vẫn có một điểm nào đó thật hay. Nhưng vì cái hay của họ quá ít và bị cái dở che mờ nên ta không nói. Thật sự, trong cuộc sống bình thường, người nào cũng có ưu điểm để ta nhìn nhận và hoan hỉ. Tất cả chỉ vì ta không chịu nhìn nhận mà thôi.

Suy nghĩ ích kỷ sẽ ngăn cản ta hạnh phúc và làm hại người khác

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vậy, điều gì đã che đôi mắt chúng ta lại? Chính là sự ích kỷ, hẹp hòi, ác độc đã che mờ đôi mắt của ta. Nên cho dù người kia có điểm tốt mà ta vẫn không chịu nhìn, cứ mãi “bới lông tìm vết”, chỉ nhìn những điểm xấu của người để dè bỉu, chê bai. Việc không nhìn thấy ưu điểm của người khác là một cái ác trong tâm hồn mình. Nếu chúng ta sống gần huynh đệ với nhau mà không thấy ưu điểm của người kia thì biết rằng trong tâm ta điều ác độc đang ngự trị.

Ngược lại, nếu chúng ta sống gần huynh đệ với nhau mà mình dễ dàng nhìn thấy ưu điểm của người thì biết rằng tâm mình rất tốt, rất thánh thiện. Người hiền lành, thánh thiện sẽ dễ nhìn thấy cái tốt của người khác nhưng lại luôn nhận thấy cái xấu, cái dở của mình. Khác hẳn với người ác, không chịu nhìn cái tốt của người, chỉ mãi xoi mói điều xấu và luôn cho mình là hay ho, là thánh thiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm