Điều kiện nào cho chữ hiếu? (3)
Bản chất của hiếu là từ bi, không chỉ phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất như Hiếu kính mà còn phải đánh thức Tứ vô lượng tâm trong cha mẹ nếu như ta không may làm con những người thiếu đức. Cha mẹ có bổn phận tuyệt đối với con cái và con cái đối với cha mẹ cũng vậy.
Đạo hiếu: nền tảng của mọi nền văn hóa
Trở lại với những tính chất của đạo hiếu, chúng ta phải thấy rằng đó là nền tảng của mọi nền văn hóa. Kinh Thi, một trong những bản kinh cổ xưa của Nho giáo đã không ngần ngại tuyên ngôn “Hiếu đạo” là cơ sở thiết lập, mở đầu văn hóa tình người một cách thiết thực mà ai cũng có thể cảm nhận: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Cha sinh ta ra, mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ sinh ta khó nhọc, muốn báo đáp ân sâu, khác nào trời cao không lường).
Thế nên, Khổng Tử từng nói: “Đạo hiếu bắt đầu từ việc thờ cha mẹ, kế đến là thờ vua giúp nước và sau cùng là lập thân. Đó chính là suối nguồn văn hóa mà mỗi cá nhân hiện hữu ở cõi đời này đều khát khao thực thi. Lịch sử thường minh chứng như thế, một người được tiếp nhận nguồn giáo dục khởi đầu bằng sự hiếu thảo với mẹ cha khi ở nhà, cũng có thể là người nỗ lực đóng góp cho đất nước. Và như thế, đây chính là mẫu người trung hiếu lưỡng toàn của mỗi gia đình, của mỗi quốc gia dân tộc.
Điều kiện nào cho chữ hiếu? (2)
Đức Phật dạy: “Này các Tỳ- kheo, sữa mẹ mà các ngươi đã uống trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài nhiều hơn nước trong bốn biển. Vì sao thế ? Vì luân hồi là vô thỉ, không sao đếm được. Vì vô minh che đậy, vì tham ái trói buộc, tất cả các nghiệp hành của chúng sinh”. Trong vòng luân hồi sinh tử đó, chúng ta thọ ơn cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, tính không thể hết. Thế nên chúng ta hiểu nhân duyên giữa cha mẹ và con cái kéo dài nhiều đời nhiều kiếp. Chúng ta thọ nhận ân đức đầu tiên, là thân này sinh ra nhờ “duyên" cha mẹ. Như đã nói ở trên, con trẻ là hy vọng, là hạnh phúc của đấng sinh thành. Cha mẹ nào cũng lo lắng, đùm bọc, yêu thương và buồn rầu khi con đau yếu, nhưng không bao giờ khởi niệm than van, oán trách. Con vui cha mẹ vui. Con buồn cha mẹ cũng buồn. Rồi cứ thế theo dõi con lớn lên từng ngày cho đến khi dựng vợ gả chồng rồi sau đó đến đời cháu cũng vẫn lo toan.
Thế nhưng có khi do nhân bất thiện quá khứ mà có cái quả trái ý trong hiện tại. Nhưng theo giáo lý Phật, nếu ta hiểu về nhân quả, tỉnh giác làm chủ hay tịnh hóa" thân, khấu, ý nghiệp của mình, thì vẫn có thể chuyển được nghiệp của cả con cái và cha mẹ. Chính vì chỗ này, ta hiểu nghiệp không phải là định mệnh. Phật dạy tu tập biết nhân quả để mà định tâm. Nó là nguyên nhân giúp ta không bị cuốn vào dòng xoáy buồn vui thương ghét vì những nghịch cảnh. Nhờ đó mới thay đổi được những gì cần hay phải thay đổi.
Cho nên, Phật dạy cần phải hiểu biết nhân quả để luôn tỉnh giác. Muốn thoát khỏi vòng oan nghiệt khi mọi chuyện không thuận duyên: con cái bất hiếu hay cha mẹ thiếu trách nhiệm thì không chỉ buồn phiền trách móc là giải quyết được vì Phật giáo không nhìn cha mẹ hay con cái dưới hình ảnh quyền lực hay tôn ti phải tuân thủ mà dưới lăng kính từ bi. Hình ảnh rõ nhất là Mục Kiền Liên sau khi đắc thần thông, ngài nghĩ ngay đến việc cứu mẹ. Nếu cha mẹ làm sai thì sao ? Theo Luận ngữ, "Thờ cha mẹ nên nhỏ nhẹ khuyên can, nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm, tuy khó nhọc, lo buồn, song không được oán hận" (IV.18). Trong Lễ ký, Không Tử vẫn luôn cho rằng vâng lời cha mẹ là nguyên tắc tối hậu của chữ hiếu, cho dù khuyên răn không được. Vậy nếu cha mẹ sai quấy thì con cái cứ phải phục tùng (!).
Giáo lý nhà Phật thì không như vậy, được thể hiện bằng quan niệm đạo hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thủ riêng như được đề cập trong Lục độ tập kinh: Hiếu không phải chỉ thương cha, thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải hướng cha mẹ về đường ngay nẻo chánh, giúp cha mẹ vượt qua sai lầm, giúp nghèo cứu đói, thương nuôi quần sinh, như thế là dứng đầu của trăm hạnh.
Hơn nữa, một nguyên lý quan trọng trong giáo lý nhà Phật là nghiệp lực. Tôn giả Mục Kiền Liên, dù thần thông đệ nhất, cũng không thể biến chén than hồng mẹ đang ăn trở lại thành cơm được ! Thế nên tốt nhất vẫn là không tạo nghiệp ác. Chữ hiếu của Khổng giáo gắn liền với chữ trung - ngày xưa là trung với vua, với triều đại trị vì, còn chữ hiếu của nhà Phật chính là lòng từ bi ở cấp độ đầu tiên, vì một người không chia sẻ yêu thương với cha mẹ mình thì không thể yêu ai khác được. Đức Phật từng dạy các vị Tỳ-kheo: “Một vị Tỳ- kheo nghỉ dưới một bóng cây vào buổi trưa hè nóng bức, khi rời bóng cây ra đi cũng phải nhớ ơn bóng cây đó đã che mát cho mình”. Hiếu đạo là chân lý thuộc về tục đế. Đông phương hay Tây phương đều như nhau. Bill Gates, người sáng lập Microsoft đã có lần trả lời phỏng vấn Tạp chí Chance của Ý, được người phóng viên hỏi: “Ngài cho điều gì trong nhân sinh không thể chần chừ nhất ?"
Tưởng rằng sẽ được chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh, nhưng người phóng viên không ngờ lại nhận được câu trả lời: "Sự việc mà con người không được phép chần chừ, không gì khác ngoài việc kính hiếu với cha mẹ".
Chúng ta phải thấy mình may mắn là vẫn có khả năng xoay chuyển nghiệp của mình. Hiểu mọi chuyện dưới lăng kính nhân duyên và tin vào nguyên lý nhân quả mà Phật đã dạy. Định tâm và quán chiếu lòng mình để hiểu và thoát ra dòng nghiệp lực một cách chủ động và tự giác. Như vậy, bản chất của hiếu là từ bi, không chỉ phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất như Hiếu kính mà còn phải đánh thức Tứ vô lượng tâm trong cha mẹ nếu như ta không may làm con những người thiếu đức. Cha mẹ có bổn phận tuyệt đối với con cái và con cái đối với cha mẹ cũng vậy.
Gìn giữ đạo hiếu là gìn giữ cương thường trong mối quan hệ cha - mẹ - con, rộng hơn nữa là giữa các thế hệ và giữa các phần tử trong xã hội. Có những tế bào yêu thương là gia đình và hiểu bản chất của hiếu để như đã nói ở trên là từ bi, xã hội nhân ái sẽ vững mạnh vì những đứa con hiếu thảo chắc chắn sẽ là những công dân yêu cộng đồng và tổ quốc. Thế nên đạo hiếu chính là cương thường của muôn đời và nó vô điều kiện, phi thời gian và phổ quát.
Nguồn: Thiện Tâm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm