Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/05/2021, 16:02 PM

Do nghiệp duyên nào mà con cái đến với cha mẹ trong kiếp này?

Giáo lý nhà Phật có dạy, con người hội ngộ là do duyên nợ từ kiếp trước. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng không phải ngoại lệ.

Trong giáo lý nhà Phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi. Số kiếp là để chỉ duyên nợ từ kiếp trước. Đạo Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ.

Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.

Tự tử có giúp giải thoát nghiệp duyên khổ đau ngang trái

Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này đều có nghiệp duyên.

Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này đều có nghiệp duyên.

Loại thứ nhất là báo ân: Trong quá khứ đôi bên có ân huệ với nhau, kiếp này một người sẽ về làm con để báo đáp ân tình xưa.

Loại thứ hai là báo oán: Kiếp trước bạn kết hận với họ, vì thế kiếp này họ tìm đến làm còn để báo thù, kiểu con này là dạng phá gia chi tử, ương bướng, khó bảo.

Loại thứ ba là đòi nợ: Cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.

Loại thứ tư là trả nợ: Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận.

Quan niệm của Phật giáo về bổn phận và nghĩa vụ của cha mẹ và con cái

Chỉ có tu nhân tích đức mới mong sớm trả hết mối nghiệp duyên này để cuộc sống chúng ta ở những ngày cuối đời được an yên, hạnh phúc.

Chỉ có tu nhân tích đức mới mong sớm trả hết mối nghiệp duyên này để cuộc sống chúng ta ở những ngày cuối đời được an yên, hạnh phúc.

Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Dù kiếp trước cha mẹ tạo nghiệp duyên thế nào, thì trong đời này, cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, tu nhân tích đức.

Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi. Điều quan trọng hơn cả là hãy yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con nên người, dạy cho chúng những điều hay, lẽ phải để cuộc sống của chính bạn, con cái bạn được an yên và tích lũy công đức cho kiếp sau.

Quả báo của tội bất hiếu đối với cha mẹ

Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp. Ảnh minh họa.

Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp. Ảnh minh họa.

Lời Phật dạy tỉnh thức những bậc làm cha mẹ rằng dù là duyên nghiệp như thế nào chăng nữa thì trong kiếp này, cha mẹ hãy cố gắng để bản thân luôn là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này. Bởi chỉ có tu nhân tích đức mới mong sớm trả hết mối nghiệp duyên này để cuộc sống chúng ta ở những ngày cuối đời được an yên, hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Thiền tắm

Kiến thức 17:39 30/10/2024

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm