Thứ sáu, 17/01/2020, 06:16 AM

Tự tử có giúp giải thoát nghiệp duyên khổ đau ngang trái

Giáo lý nhân quả là quy luật tất yếu trong cuộc đời; vì chúng sanh không nhận thấy nên luôn dẫm chân vào đường lao lý ấy, quy luật nhân quả không phải do Phật quy định, mà do chúng sanh tự định đoạt cho chính mình.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Hỏi: Con vừa trải qua một mối tình đầy sương gió khổ đau và người yêu của con đã phụ con dù con thương yêu anh ấy vô cùng. Bao nhiêu người đã khuyên bảo con không nên dính vào anh ấy vì anh ấy không tốt, từng quan hệ với rất nhiều người con gái khác nhưng con vẫn không tin, cho rằng mọi người ghen tỵ muốn làm khổ con. Dù khi biết sự thật về anh ấy, dù cả khi anh ấy lừa tiền, cướp mất đời con gái của con làm con phải phá thai mấy lần nhưng con vẫn yêu anh ấy. Giờ anh ấy bỏ con đi, con chỉ muốn chết, không muốn gì khác. Con đã có ý định tự tử kết thúc cuộc đời vậy sẽ không còn bị khổ đau, cha mẹ không sầu khổ vì con. Biết chuyện, bạn con có dẫn con đến chùa để tịnh tâm, tu hành niệm Phật với đại chúng. Bạn con bảo tự tử không giải quyết được chuyện gì, con sẽ phải trả quả rất nhiều với việc này vì cũng mang tội giết người dù là giết bản thân mình, kiếp sau sẽ khổ. Bạn con bảo: Chắc con và anh ấy có duyên nợ gì đó ràng buộc, giờ con trả quả thôi nên cố gắng đứng dậy.

Xin Sư cho con biết bạn con nói có đúng không? Liệu nhân quả luân hồi là có thật không và làm thế nào để con biết nhân quả nghiệp duyên của con với anh ấy như thế nào? Có phải tự tử cũng là một tội ác không? Con không hiểu con tự tử là con đâu có giết hại ai đâu, chỉ là mong kết thúc cuộc đời đau khổ để mọi người khỏi khổ đau vì con thôi. Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đáp:

Bài liên quan

Trong giáo pháp Đức Phật Thích Ca, ngài có dạy nhiều tình yêu thương, tình yêu thương ông bà, cha mẹ, tình yêu thương đồng lọai, tình yêu thương giữa người mạnh và kẻ yếu, tình yêu thương vợ chồng con cái... Các lọai tình yêu thương nầy trong thế gian, từ xưa đến nay lúc nào cũng được tôn vinh là đạo đức xã hội, đạo đức cộng đồng, đạo đức gia đình. Riêng tình yêu lứa đôi nam nữ luôn luôn lúc nào cũng phải được xét lại, vì những tình yêu kém phần đạo đức luân thường.

Trong kinh Thiện Sanh, Phật dạy: “Này Thiện Sanh, có bốn hạng người thân đáng thân, vì thường đem lại lợi ích và che chở: - một là Ngăn quấy - hai là Thương yêu - ba là Giúp đỡ - bốn là Đồng sự. Đó là bốn hạng người thân đáng thân cận”.

Nói về đạo đức, đức tánh của bốn hạng người đáng trân trọng và thương yêu, như sau:

1. Ngăn quấy: Thương yêu người mà biết làm thiện, và khuyên người làm thiện, người đó có bốn đức tính tốt đem lại nhiều lợi ích và hay che chở bạn đáng trân trọng: Một là thấy người làm ác thì hay ngăn cản. - Hai là chỉ bày điều chánh trực. - Ba là có lòng thương tưởng. - Bốn là chỉ đường sinh Thiên (không làm cho người khác khổ đau). Đó là bốn trường hợp ngăn cản việc quấy của người yêu thương đáng được trân trọng.

2. Thương yêu: Có bốn đức tính tốt thường chia sẻ những vui buồn với bạn: - Một là mừng khi mình được lợi. - Hai là lo khi mình gặp hại. - Ba là ngợi khen đức tốt mình. - Bốn là thấy mình nói ác thì tìm cách ngăn cản. Đó là bốn điều của người biết thương yêu, hay đem lại nhiều lợi ích và hay che chở cho người mình yêu thương.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Giúp đỡ: Có bốn việc phải làm đối với bạn: - Một là che chở mình khỏi buông lung. - Hai là che chở mình khỏi hao tài vì buông lung. - Ba là che chở mình khỏi sợ hãi. - Bốn là khuyên bảo mình trong chỗ vắng người. Đó là bốn điều của người biết thương yêu, hay đem lại nhiều lợi ích và hay che chở cho người mình yêu thương.

4. Đồng sự: Thì thường thể hiện bốn việc với bạn: - Một là không tiếc thân mạng với bạn. - Hai là không tiếc của cải với bạn. - Ba là cứu giúp bạn khỏi sợ hãi. - Bốn là khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người. Đó là bốn điều của người biết thương yêu, hay đem lại nhiều lợi ích và hay che chở cho người mình yêu thương.

Người của Bạn thương yêu có được bốn đức tính cơ bản và mười sáu đức tính chi tiết trên không? Nếu có được một trong mười sáu đức tính trên thì Bạn trung thành với tình cảm mà Bạn đã có và ngược lại... tùy Bạn!

Theo lời của Bạn kể, xem ra thì Bạn không có được tình cảm yêu thương nào cả, mà là quả báo của Bạn đấy! Bạn yêu thương một người ruồng bỏ Bạn, Bạn yêu thương một người không chung tình với Bạn, Bạn yêu thương một người không một lòng với Bạn, Bạn yêu thương một người lợi dụng lấy tài sản của Bạn, vậy mà Bạn vẫn chạy theo tình cảm ấy?

Bài liên quan

Đức Phật có thể giải cứu được tất cả các khổ nạn chúng sanh, nhưng ngài không cứu được người mắc quả báo Bạn ạ! Sư có lời khuyên: Giờ đây Bạn khỏi phải đi chùa chi cả; chỉ cần Bạn có sự tĩnh tâm, quán chiếu câu nầy: “Ta khổ còn có nhiều người khổ gấp trăm ngàn lần Ta nữa!”. Suy nghĩ như thế Bạn hết khổ, Bạn bắt tay vào việc làm việc từ thiện giúp người cứu người, giúp bằng công sức, hay giúp bằng vật chất... Bạn không còn thương “một người” mà thương “cộng đồng người”, sẽ quên hết tất cả mọi việc quá khứ và không còn khổ đau nữa!

Sự tĩnh tâm của Bạn, hằng ngày Bạn thường xuyên quán chiếu mạng sống là vô thường: vạn vật vô thường, thân là vô thường, thân tứ đại dù nam hay nữ, đẹp hay xấu, điển trai hay mỹ nữ cũng chỉ là nhất thời, thấy đó rồi già đó mất đó. Nếu người ấy còn trẻ trung thì ta thương, nhưng nếu bệnh chết, trở thành thây sình thối, ta còn dám thương không? Cuộc sống luôn xuất hiện khổ khổ, họai khổ, hành khổ, thương cũng khổ, không thương cũng khổ, không bền chắt, môi trường không tinh khiết, quỹ vô thường rình rập, sanh lão bệnh tử khổ, hòa hợp rồi ly tan. Quán chiếu thân tâm vô ngã, thân do duyên hợp huyển có, sanh diệt diệt sanh vô chừng, bất tịnh, như người chết ngoài bãi tha ma.

Quán chiếu như thế, tình cảm của Bạn cũng chẳng còn là gì, như gió xuyên qua khe cữa, như tơ hồng treo chuông, tâm trí Bạn lần lượt phôi pha theo năm tháng và xuất hiện yêu đời, lòng vị kỷ của Bạn liệm tắt. Lúc bấy giờ tâm Bạn sanh khởi tình thương bao la đối với cộng đồng, không còn xuất hiện hình ảnh thương yêu một người.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tình thương cộng đồng là của người có tấm lòng quảng đại, không phân biệt nam nữ, tình thương cộng đồng được Phật dạy như sau:

Tâm từ: Tình yêu vô bờ bến nhưng không còn là tình yêu nam nữ, mà to lớn đồng đều dành cho tất cả chúng sanh vạn vật chứ không vị kỷ đối tượng nam giới.

Tâm bi: Là sự thương xót cảm thông vô hạn là liều thuốc chữa chứng bệnh phản bội, là động lực làm cho tâm đối phương rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, giúp mọi người thoát khỏi khổ đau.

Tâm hỉ: Vui thích với hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của mọi người. Là trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc. Sự tha thứ đối nghịch ưu phiền, loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ, ghen ghét.

Tâm xả: Buông xả, không câu chấp bám chặt vào bắt cứ tâm niệm nào. Không có sự tham lam ích kỷ, vị kỷ; bình thản trước sự phủ phàng của tình yêu, thản nhiên trước sự tráo trở của tình người.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Giáo lý nhân quả là quy luật tất yếu trong cuộc đời; vì chúng sanh không nhận thấy nên luôn dẫm chân vào đường lao lý ấy, quy luật nhân quả không phải do Phật quy định, mà do chúng sanh tự định đoạt cho chính mình. Đức Phật là người Thầy chỉ dẫn cho chúng ta nhận thấy quy luật đó, giúp xây dựng lại giá trị cuộc sống, tránh những lỗi lầm, xa lìa các nẻo ác.

Bạn ơi! Khổ vì tình cảm của Bạn hiện nay là do ái (vô minh hiện tại) nên khổ, chấm dứt ái thì hết khổ. Bạn còn để ý đến tình cảm là còn khổ, chấm dứt tình cảm đơn phương thì hết khổ; theo Sư thì Bạn cũng không có nghiệp chết vì “tự vận”. Chẳng những thế mà Bạn thâm thấu được phần tuệ học “Vô thường, khổ, Vô ngã” và còn thể hiện “tình thương bao la” bằng lòng từ bi hỉ xả, có cơ hội giúp ích cho đời nhiều hơn. Nếu có duyên nên sớm tĩnh thức, chúng sanh mọi người đang chờ Bạn đấy!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm