Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Độ sinh và độ tử

Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy, ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định.

Theo giáo lý đạo Phật, việc độ sinh là vấn đề tối ưu quan trọng

Theo giáo lý đạo Phật, việc độ sinh là vấn đề tối ưu quan trọng

Dẫn nhập

Giáo lý của Đức Phật với mục đích hướng thượng giúp cho con người hiểu được bản chất của cuộc đời đâu là Khổ, đâu là cách thức để diệt khổ, nhằm đem lại cuộc sống an vui, hạnh phúc cho con người và muôn loài.

Đức Phật Thích Ca, do khổ công tu Đạo trong nhiều kiếp mà hiện thế Ta bà chứng đắc Đạo quả Chánh đẳng, Chánh giác. Với trí tuệ Chánh Biến Tri của mình, buổi đầu đắc đạo, Thế Tôn chuyển Pháp luân độ ông Kiều Trần Như. Đến khi Ngài sắp nhập Niết bàn, thì độ ông Tu Bạt Đà La.

Trong số những đệ tử nhờ Phật giáo hóa mà đắc quả La Hán, vị độ trước nhất là Kiều Trần Như và vị độ sau rốt là Tu Bạt Đà La. Trọn đời Phật, những ai đáng độ thì Ngài độ cho tất cả, dầu là chư Thiên, Thần, Quỷ, cho đến con người đều được Ngài độ pháp vi diệu cứu giúp. Còn những ai chưa được độ thì Ngài lưu lại nhân duyên (tức là Pháp bảo, Tăng bảo) để độ tận chúng sinh.

Chúng ta sống trong thời kỳ Mạt pháp (tức xa pháp) không có được Đại phước duyên cùng thời để được Ngài trục tiếp độ. Nhưng ta nương tựa vào Pháp của Ngài (là kinh điển) và cácTăng Ni thì chúng ta cũng nhận được pháp độ vi diệu của đức Phật. Trong pháp độ của Phật giáo, có độ sinh và độ tử. Độ sinh là lấy giáo pháp của đức Phật truyền dạy cho người đang hiện thế (tức giúp họ ngay khi còn sống) đã nhận được pháp giác ngộ-giải thoát. Còn độ tử là độ cho người đã quá vãng thuộc âm giới, bằng phương pháp nghi lễ (cúng) nhờ cảm giao nan tư nghị mà vật phẩm và pháp truyền vi diệu giúp vong linh liễu lộ pháp lành, bớt đi khổ não, sân hận hướng tới cảnh giới tốt đẹp an lành.

Nội dung chánh đề:

1. Độ sinh

Theo giáo lý đạo Phật, việc độ sinh là vấn đề tối ưu quan trọng, bời khi con người còn đang hiện thế, việc độ giáo lý và tiếp cận giáo lý của Phật sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với đời sống của các cảnh giới khác. Chinh vì điều này mà Tổ thầy dạy: “Thân này khó được Phật Pháp khó gặp”. Nội dung này chúng ta sẽ bàn ở phần sau. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu hai danh từ mà Nhà Phật hay nói tới đó là: Độ sinh và độ tử. Theo Hán ngữ chữ độ có nghĩa là đò, sang. Còn theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn, thì chữ độ giải thích rộng hơn, nghĩa là chở người ta bằng đò. Nếu lấy sự sinh tử (luân hồi) của đạo Phật làm ví dụ, thì độ có nghĩa là chở người ta qua biển sinh tử vậy. Còn lấy sự mê muội, khổ não ví với sông, thì độ là đưa chúng sinh khỏi sông mê, sông ái, sông khổ đau của cõi Diêm phù đề. Vậy độ sinh tức là tế độ chúng sinh, độ thoát chúng sinh. Dìu dắt chúng sinh từ nơi mê tối đến chỗ sáng suốt bằng phương tiện thiện xảo của hàng Bồ tát, Phật. Theo Phật giáo chữ độ còn có nghĩa: độ cho thoát khỏi sự khổ não, mê hoặc trong vòng sinh tử. Độ cũng còn có nghĩa là đưa (ra khỏi thế), đưa chúng sinh khỏi biển luân hồi trong 6 nẻo đến mé lành Niết bàn, đến thế giới an lạc của Phật Thánh.

Đức Phật nhập Niết bàn cách đây trên 25 thế kỷ. Nếu chúng ta chấp tưởng và cho rằng ta đã xa Đức Từ Phụ quá lâu, tưởng như không có thầy dạy và cũng không còn ai được Ngài độ nữa. Nhưng trước khi đức Phật nhập Niết bàn, Ngài nhắc nhở rằng, các con phải hiểu, vị thầy của các con không phải là một nhân vật nào cả, vị thầy đích thực của các con chính là Đạo Pháp. Và để nhắc lại những điều nói trên với các đệ tử đang ngồi chung quanh, Ngài nói như thế này: “Này các môn đệ của Ta, giây phút cuối cùng của Ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, thức uống và hơi thở, nó không có cách gì tránh khỏi bệnh tật và cái chết. Một vị Phật đich thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tòn và vô tận trong thực thể của đạo pháp. Trên con đường tu tập đạo pháp, nếu có ai chỉ thấy thân xác Ta, thì kẻ ấy đã không trông thấy Ta, chỉ có những ai hiểu thấu những lời giáo huấn của Ta mới thật nhìn thấy Ta vậy.”

Y cứ lời Phật dạy, các Tổ thầy đã dùng pháp (tức kinh điển) giảng dạy cho chúng ta. Và từ kinh điển của đức Phật, theo đó là các bậc Bồ tát, Thánh Tăng, cùng các hàng thạc đức, chân nhân, cư sĩ đã không quản khó nhọc, thậm chi vong thân giữ gìn chánh pháp trên đường hoằng dương cứu độ chúng sinh. Giúp cho bao nhiêu kẻ mê lầm nhận ra chánh pháp trở thành bậc chân nhân Hiền thánh ích đời tốt đạo.

Lấy chánh pháp tu học trước là để độ mình, sau độ người (đấy là kẻ sơ cơ có duyên lành gặp Thầy, gặp pháp. Còn với hàng thượng căn thì lấy việc độ người trước (tức giúp đỡ người đến với đạo pháp trước, sau đó mới lo cho mình. Về điều này trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển sáu có nói: A Nan có bạch Phật: Tôi thường nghe Như Lai nói rằng: “Tự mình chưa được độ, nhưng trước độ người, đó là sự phát tâm của Bồ tát. Tự mình đã giác ngộ trọn vện, lại có thể giác ngộ cho người, đó là chỗ ứng thế của Như Lai. Tôi nay mặc dầu chưa được độ, nhưng nguyện độ cho tất cả chúng sinh đời mạt kiếp.”. Như vậy Độ ở đây có nghĩa là Đại hạnh tu trì cho đến khi đắc quả Phật, đại hạnh đưa đến ngôi Phật. Tức là Lục độ (sáu đại hạnh của Bồ tát). Nói về Độ cũng có hai cảnh hay gọi là hai trường hợp: Tự độ và Tha độ.

1- Tự độ: độ lấy mình. Tức là người tu học khi tỏ ngộ thì tự tu hành lấy cho đến thành Đạo, chứ không cần thầy. Cũng có nghĩa, trước độ lấy mình, tu hành cho chính quả, rồi sau sẽ độ người. Ấy là cách tu của hàng Thanh văn và Duyên giác thừa.

2- Tha độ: độ người khác, độ chúng sinh. Khi tỉnh ngộ rồi, khi đắc Đạo rồi thì ra đi giupps cho người ta tỉnh ngộ - giải sự mê lầm, lạc lối. Điển hình đặc biệt là đức Thích Tôn, tu chứng đạt Chánh đẳng, Chánh giác đi độ đời. Cùng như Bồ tát Quán Âm, Địa Tạng, Phổ Hiền...lúc nào cũng lo độ người, lo thoát khổ cho mọi chúng sinh. Nhân đề cập đến vấn đề tự độ và tha độ, ta thấy trong Thiền tông có nói: Lục Tổ Huệ Năng có bạch với thầy là Ngũ tỏ Hoằng Nhẫn rằng: “Lúc mình mê thì nhờ thầy độ, khi tỉnh rồi thì mình độ lấy mình". Theo giáo lý đạo Phật, thì tùy căn cơ chúng sinh (tức trình độ) mà độ giúp cho từng người để vượt khỏi mê lầm của chấp trược thế gian mà được giải thoát. Với bậc tu theo hạnh Bồ tát thì lấy lục độ làm cứu cánh để giải thoát chung sinh đó là: Thí độ, Giới độ, Nhẫn độ, Tấn độ, Thiền độ, Trí độ (Huệ độ). Theo Phạn ngữ gọi là Ba-La-Mật.

Như vậy, theo các Tổ thầy dạy, trên lộ trình tu Phật dù ở cương vị nào thì chúng ta cũng phải y cứ vào chánh pháp để tu trì và hóa độ. Nếu ở cương vị làm thầy thì phải có trạch pháp để nhìn nhận lựa trọn pháp tu cho người học. Nếu người có căn cơ bén nhạy và có duyên lành với Phật pháp thì tự tu học theo kinh sách thầy hướng dẫn, nhưng phải tinh tấn phần thực hành giới luật mới vào sâu được chánh pháp trên bước đường tu giác ngộ và giải thoát.Vậy độ sinh có nghĩa là ngay từ bây giờ và giờ phút này, nếu ta khởi lòng tin sâu nơi Phật pháp, có nghĩa là ta đã được độ pháp và nhận pháp từ cảm ứng đạo giao để rồi lần lần ta gặp thầy, gặp bạn gieo duyên lành trên lộ trình tu Phật để vượt qua sông mê đến bờ giác, chứ không phải ngồi chờ để hồi sau, kiếp sau mới gặp được Phật pháp. Chính vì điều này, mà Tổ thầy thường dạy: “Lo tu như lửa cháy đầu”. Cũng về điều này mà Thế Tôn vẫn thường nhắc nhở các đệ tử của Ngài khi còn tại thế: Độ sanh hơn độ tử, “Bởi thân này khó được Phật pháp khó gặp” là vậy.

Để cứu độ chúng sinh có hiệu quả, đức Thế Tôn đã chế ra nhiều pháp môn tu diệu dụng cho tất cả mọi ngườ, mọi loài. Song, để thực hiện các pháp tu đem lại lợi ích đích thực. Điều đầu tiên người đến với giáo lý đạo Phật cần phải thực hiện Tam quy- Ngũ giới:

Vậy Tam quy là gì? Là quay về, Quy y Phật; Quy y Pháp; Quy y Tăng (quy về ba ngôi này để tòng thiện, bỏ ác mà được pháp lành yên ổn).

Ngũ giới là sao? Là không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng chất độc hại kích thích gây nghiện, mà ngày xưa giới cấm này là (uống rượu).

Giữ 5 giới này có ích lợi gì? Nếu không đánh đập sát hại kẻ khác, thì mình được an ổn và có thọ mạng dài lâu.

Nếu không trộm cướp của người khác thì mình không phải trả nợ theo luật nhân quả, mà bảo tồn được mạng sống.Nếu không tà dâm thì gia đình mình được hạnh phúc và người khác cũng hạnh phúc an vui.

Nếu không nói dối, nói điêu, nói lời đâm thọc, thêu dệt, thì mọi người tin yêu nhau không nóng giận thù oán phiền não.

Nếu không nghiện ngập rượu chè và các chất ma túy, thì cơ thể mình khỏe mạnh, khiến kiếp này, kiếp sau không loạn trí và gia dình an vui, hạnh phúc.

Với 8 điều Đức Thế Tôn dạy nêu trên, đó là những điều chân quý trong pháp độ của Ngài. Bởi nếu chúng ta thực hiện được 8 điều này cùng với Thập thiện mà giáo lý thường đề cập, thì chắc chắn theo Thày Trí Quảng, chúng ta sẽ có được một tai sinh tốt đẹp, không còn lo đọa lạc tam đồ khổ. Song ở đây cũng xin nhắc lại, trong 8 điều này nên nhớ là phải thọ Tam quy, nếu không thọ tam quy thì không vào cửa Phật được. (vì nho giáo cũng có tam cương ngũ thường).

Khi có được lòng tin đức tin nơi Tam bảo, chúng ta sẽ được các thầy và bạn hữu đồng tu hướng dẫn giúp đỡ tiến sâu vào đạo pháp. Qua các pháp môn tu của đạo Phật như: Thiền tông, Tịnh Độ, Mật chú và nhiều pháp tu khác phù hợp với trình độ và căn cơ mỗi người còn phải kể đến các pháp: Tứ diệu đế, Bát chánh đạp, Tứ niệm xứ và các pháp Quán tưởng của đạo Phật rất mầu nhiệm.

Trong 49 năm hoằng pháp độ sinh, cuối cùng lúc sắp nhập diệt Niết bàn đức Thế Tôn tuyên bố rằng: “Ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Con đường diệt khổ ấy được ghi chép trong Tam tạng kinh điển của Phật giáo, với nhiều pháp môn tu hành để diệt khổ, tất cả cũng không ngoài phần Đạo đế của tư tưởng Tứ Diệu Đế (cùng với 37 phẩm trợ đạo).

Khi đề cập về tư tưởng của giáo lý Tứ diệu đế, các Tổ thầy thường ví đức Thế Tôn là một bậc Đại lương y sáng suốt và bi mẫn cắt thuốc trị bệnh cứu độ chúng sinh. Pháp Tứ diệu đế đươc nhìn nhận và phân tích gồm bốn giai đoạn: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.. Sau khi giác ngộ toàn triệt, bài Pháp đầu tiên đức Thế Tôn độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như là bài pháp này. (năm anh em Kiều Trần Như là những nhà triết học cổ đại cùng thời đức Thế Tôn). Bài pháp Tứ diệu đế nói trên được coi là nền tảng của đạo Phật độ thoát và chứng đạo viên mãn cho không ít người trở thành chân nhân và hiền thánh ở nhiều thời kỳ khác nhau.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Nghiên cứu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Nghiên cứu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Nghiên cứu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Nghiên cứu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm