Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/01/2021, 08:00 AM

Đóa cẩm chướng trắng ngát hương thiền

Một cành cẩm chướng trắng rơi nhẹ trên bàn, hình ảnh ấy thoáng sự đơn côi. Nhưng có một đóa cẩm chướng trắng dịu dàng cũng lẻ bóng nhưng không bao giờ cảm thấy cô đơn, bởi được ướp mùi thiền nên vẫn mãi ngát hương giữa cuộc đời đầy biến động.

Đóa cẩm chướng mà tôi muốn nhắc đến là cô Sa-di trẻ pháp danh Tuệ Vân mà mọi người đều biết đến với cái tên Dzoãn Cẩm Vân, một đầu bếp quen thuộc trên các kênh truyền hình và Youtube hướng dẫn nấu các món ăn từ mặn đến chay hàng chục năm nay.

Cô xuất gia ở tuổi ngoài sáu mươi, độ tuổi cũng được coi đã đi hết cuộc đời trên con đường tục thế. Giờ những năm dư lại của kiếp người, cô trở về khoác áo ca sa, bỏ lại tất cả những phù hoa, vương vấn. Đám mây phiêu bạc năm nào giờ đã tìm được bến đỗ bình yên nơi cửa thiền, sớm chiều kinh kệ, trở thành vầng mây trí tuệ giữa bao la đất trời mà nhẹ bước vân du.

Dù mái tóc cô đã bị màu của thời gian phủ trắng nhưng tôi vẫn gọi cô Tuệ Vân là người xuất gia trẻ không chỉ vì cô vừa được tái sanh trong ngôi nhà Phật pháp mà còn vì tâm hồn tươi trẻ, tinh nghịch của cô. Phải làm việc, trò chuyện cùng cô mới thấy biết và cảm nhận được điều này.

Cô Sa-di trẻ pháp danh Tuệ Vân mà mọi người đều biết đến với cái tên Dzoãn Cẩm Vân (Bên trái ảnh).

Cô Sa-di trẻ pháp danh Tuệ Vân mà mọi người đều biết đến với cái tên Dzoãn Cẩm Vân (Bên trái ảnh).

Nữ hoàng đầu bếp Việt Nam - Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân đã buông bỏ tất cả vì chữ An

Cô là một người sâu sắc, có lẽ vì đường đời lắm chông gai, những mất mát và đau thương đến với cô quá nhiều đã giúp cô trải nghiệm những được mất giữa thế gian mà chọn cho mình một nếp nghĩ, một nếp làm đầy sự trân trọng. Tất cả mọi thứ cô đều trân quý và biết ơn như muốn trọn vẹn một lần với điều hiện tại. Các vật dụng làm bếp, các loại nguyên liệu bình thường thôi nhưng cô dành trọn sự nâng niu cho từ cái nấm, cọng rau, miếng đậu hủ, trái chanh, quả ớt… Cô ví von, khẽ gọi chúng là “em” một cách thân thương: “Sao em nấm lại nở to thế này, sao em rau lại buồn héo thế kia… ” Cô cẩn trọng, cô tâng tiu mọi thứ xung quanh mình đến từng li từng tí như sợ bàn tay, sợ lời nói, sợ một suy nghĩ của mình sẽ để buồn lên chúng. Tâm ý của cô như gửi gắm vào từng loại nguyên liệu vô hồn, để chúng nhận ra sứ mệnh cung cấp dinh dưỡng cho các bữa ăn, để chúng hoan hỷ trong bàn tay chế biến của cô. Có lẽ Vì thế, thành quả các món ăn do cô chế biến bao giờ cũng hấp dẫn từ ánh nhìn đầu tiên và ngon đến miếng cuối cùng.

Cô xuất gia ở tuổi ngoài sáu mươi, độ tuổi cũng được coi đã đi hết cuộc đời trên con đường tục thế.

Cô xuất gia ở tuổi ngoài sáu mươi, độ tuổi cũng được coi đã đi hết cuộc đời trên con đường tục thế.

Nữ hoàng đầu bếp Việt Nam - Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân xuất gia

Những món ăn do cô chế biến, ngoài hương vị riêng của chính nó, một chút gì đó rất thanh khiết, rất vừa phải, không đậm, không nhạt, rất khó phai luôn được lưu giữ lại, người ta vẫn gọi đó là “cái hậu” của món ăn. Tôi gọi dư vị đó là linh hồn của món ăn, xuất phát từ cái tâm, cái tình của người đầu bếp và theo tôi đó cũng chính là sự khác biệt lớn nhất giữa món ăn cô thực hiện và những người nội trợ, đầu bếp khác.Mọi người yêu mến cô không chỉ ở nét đẹp đằm thắm, dịu dàng như một đóa hoa cẩm chướng của người phụ nữ Bắc bộ, không chỉ ở nụ cười phúc hậu bên dưới mái tóc trắng như mây, mà còn ở cách hướng dẫn lúc nào cũng điềm đạm, từ tốn và không giấu nghề. Từ các món chế biến từ thịt động vật trước đây, đến hàng trăm món chay được chế biến từ rau, củ, quả,… có bí quyết, kinh nghiệm gì, cô đều chia sẻ và mong mọi người thực hiện được để bữa ăn thêm đậm vị. Cô nói, kể từ khi kết duyên với cửa thiền hơn chục năm nay và bây giờ còn chút duyên nào với nghiệp đầu bếp cô chỉ nguyện đem món chay đến với mọi người để ai ai cũng có thể ăn chay, không giết hại động vật vô tội, hiểu Phật pháp, thực hành lời Phật dạy để có được bình an.

Đức Phật trong cô là: “Vầng sáng duy nhất khi con quay về.”

Đức Phật trong cô là: “Vầng sáng duy nhất khi con quay về.”

Áo nâu bên cửa thiền

Tôi có nhân duyên làm việc cùng cô trong một chương trình ẩm thực cửa thiền nên có cơ hội được trò chuyện chia sẻ với cô nhiều. Khi nói về việc xuất gia của mình, cô đã kể năng lượng của Bồ đề tâm đã thúc đẩy cô, cô muốn được sống trong nhà Đức Phật, được mặc áo Như Lai… Lúc nào cô cũng nghĩ đến điều đó, tưởng chừng nếu không được xuất gia thì không được. Đó chính là một ước vọng, ước vọng ấy đã ươm mầm có lẽ từ rất lâu để đến hôm nay vừa đủ duyên trỗi dậy liền đâm chồi. Cô đã được toại nguyện và đang sống hạnh phúc, một hạnh phúc như cô nói là giản đơn, không ồn ào, không xáo động nhưng rất bình thường và lòng thấy an hơn.

Dù đi đâu, làm gì đến cuối ngày cô cũng trở về Hương Thiền, pha ấm trà nhỏ dâng lên Phật rồi lặng im ngồi xuống bên cạnh Người. Đức Phật trong cô là: “Vầng sáng duy nhất khi con quay về.” Trên bàn, cành cẩm chướng trắng rơi xuống lẻ bạn, đơn côi. Bên chân Phật, cũng có một đóa cẩm chướng trắng nhưng đã được xông ướp hương thiền, giữa cuộc đời đầy biến động vẫn lặng lẽ ngát hương!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Vì sao nhiều Phật tử tin rằng Ấn Quang Đại sư là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?

Chân dung từ bi 13:50 24/01/2024

Để biết được lý do tại sao phải bắt đầu từ câu chuyện mà Tuyên Hóa Thượng Nhân đã kể về Ấn Quang Đại Sư.

Xem thêm