Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/12/2022, 21:41 PM

Đôi điều nhận thức về "Khổ"

Con thường nghe pháp Thầy giảng và ghi lại chủ đề theo sự nhận thức của con để tiện học tập. Con xin trình bày về Khổ, nhờ Thầy xem chỉ cho con những điểm chưa đúng con rất cảm ơn Thầy.

Kính thưa Thầy,
Tết đến xuân về đa số chúng ta chúc nhau mọi điều tốt đẹp vạn sự như ý, muốn sướng sợ khổ, muốn thoát khổ, diệt khổ và khi chấm dứt cuộc đời lại muốn về chốn cực lạc. Vì thế nhiều người cố gắng tu tập để thoát khổ.
Nhưng đau khổ thực sự là gì, phát sinh từ đâu, chúng ta chỉ muốn thoát khổ nhưng rồi bị dính mắc vào lạc thì cũng vẫn bị trói buộc vì khi cố gắng để được lạc ngay đó là nổi khổ của sự mong muốn và áp lực để được lạc, nếu không thành công thì sẽ đau khổ sân hận, nếu được lạc lại có nổi khổ sợ mất cái lạc đó, bởi vì muốn thoát khổ thì phải thoát khỏi trói buộc nhưng trước hết phải biết cái gì trói buộc, nó đến từ đâu ngẫu nhiên hay do tha lực thần linh, nếu không biết rõ ai trói buộc, ai thoát khỏi trói buộc và thoát khỏi cái gì thì không thể nào giác ngộ giải thoát được như khi bị bệnh thì phải biết bệnh gì ở đâu và bệnh phải có thực mới chữa không thể tưởng tượng ra bệnh để chữa được, bệnh là sự kiện thực nhưng nếu tự mình không biết bệnh gì thì phải nhờ bác sĩ khám chỉ ra cho biết bệnh gì cách chữa trị ra sao mới có thể chữa lành.
Khi được Bà-la-môn Kassapa hỏi mục đích tu hành dưới sự hướng dẫn của Thế Tôn có phải để thoát khổ không, Đức Phật trả lời không. Vậy tu hành để làm gì? Đức Phật dạy để thấy khổ, biết khổ, hiện quán khổ và thực chứng khổ; mới thấy ra nguyên nhân của khổ là do nhận thức sai lầm và hành vi bất thiện (tà kiến và tham ái).
Như vậy thoát khổ không có nghĩa là tránh khổ để được lạc, mà là giác ngộ sự thật khổ là gì, do nguyên nhân nào, loại nào là thực, loại nào ảo do thái độ tâm lý tạo ra mới có thể điều chỉnh nhận thức và hành vi giác ngộ và giải thoát được;
Có thể thấy 3 loại khổ:
1) Khổ tự nhiên. Chẳng hạn giữa trưa hè ta thấy cái khổ của cái nóng gay gắt; giữa mùa đông tuyết rơi thì ta thấy cái khổ của cái lạnh giá buốt, lỡ trượt chân té thì khổ đau nhức…
2) Khổ quả: do mình tạo ra cái nhân sai lầm và mình nhận cái quả khổ đó, nó có giá trị giáo dục rất cao nhờ cái khổ này mà mình mới điều chỉnh nhận thức và hành vi được. Chẳng hạn lúc sáng vội đi làm chưa ăn sáng nên giờ thấy khổ do đói; Hôm qua đi dự tiệc ăn quá nhiều thứ nên hôm nay khổ đau bụng nó giúp mình nhận ra để ăn ít lại, Nhiều người không thấy ra chỉ sám hối suông theo sách vở hoặc cầu Bồ tát cho mình tha lực để được như ý giải thoát nên không thấy ra nguyên nhân khổ vì thế khó giác ngộ giải thoát được
3) Khổ ảo: do tư tưởng, thái độ tâm lý tạo ra nó không thực nhưng thực xảy ra cái khổ do tưởng đó gồm 3 thái độ:
* Khổ -> Phi hữu ái -> khổ khổ
* Lạc -> Hữu ái (sợ mất) -> hoại khổ
* Xả -> Dục ái -> hành khổ
Khổ tự nhiên và Khổ quả là người Thầy tuyệt vời, là pháp luôn âm thầm lặng lẽ nhắc nhở, giáo dục ta thấy ra cái sai để điều chỉnh nhận thức và hành vi trong cuộc sống.
Chỉ có Khổ ảo do tâm lý mới là Khổ đế. Tuy nói khổ ảo vì xuất phát từ ảo tưởng nhưng tạo ra cảm thọ khổ thực nên mới gọi là "đế". Nó chính là phiền não của cuộc đời được sinh ra từ Tâm tham, sân, si, bởi nó ảo nên khi thấy ra (minh) không dính mắc thì nó tự biến mất, nếu chưa thấy ra (vô minh) thì nó là nỗi khổ của cuộc đời.
Kính xin Thầy sửa đổi những chỗ chưa đúng để chúng con học tập
Con xin chân thành đảnh lễ tri ân Thầy

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Phải. Con hiểu đúng.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trọn vẹn tỉnh thức với thực tại, mọi việc sẽ hanh thông và đổi mới

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 18/05/2024

Hỏi: Nhiều lúc con ngồi niệm Phật mà nước mắt cứ chảy dài, ngồi thiền hít thở thì bao nhiêu tạp niệm cứ nhảy múa trong đầu con và nỗi niềm đau khổ thương cho thân phận mình. Có phải nghiệp con còn nặng quá đúng không Thầy?

Suy nghĩ rồi suy diễn thì làm sao có được thân tâm an lạc?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 20:00 16/05/2024

Hỏi: Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc?

Lòng vị tha giúp ta vui vẻ chấp nhận mà không cần cố gắng

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:30 16/05/2024

Hỏi: Con mới sang Nhật làm việc con cảm thấy mệt mỏi quá ạ, ngày nào cũng làm từ sáng đến 11.30 đêm do áp lực công việc. Con thấy mình không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại muốn bỏ cuộc nhưng lại không rõ mình bỏ cuộc có đúng không. Con cũng đã cố gắng rồi mà chẳng biết làm sao nữa.

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:20 13/05/2024

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Xem thêm