Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/07/2021, 11:36 AM

Dòng sông tâm thức: Nghiệp (II)

Nghiệp là một mấu chốt cho luân hồi, vậy chúng ta tu để làm gì? Để chuyển hóa nghiệp. Nếu nghiệp không chuyển hoá được thì nó sẽ là định mệnh tức là chúng ta sanh ra theo nghiệp cũ định sẵn số mệnh của mình.

Tất cả nghiệp báo đều do chính nơi chúng ta tạo tác.

Tất cả nghiệp báo đều do chính nơi chúng ta tạo tác.

Các loại nghiệp:

Theo HT. Thích thiện Siêu trong bài Định Nghiệp trong Phật Giáo chia các nghiệp như sau:

Theo thân khẩu ý:

1. Hữu lậu nghiệp là nghiệp ác hoặc thiện, tạo ra bởi động cơ của tâm chấp ngã, tham ái, nó chỉ đưa quả báo loanh quanh trong vòng ba cõi sáu đường. Trái lại nghiệp thiện tạo ra bởi động cơ của tâm vô ngã, của trí tuệ Bát-nhã thì gọi là vô lậu nghiệp, bởi nghiệp này không làm chúng sanh rơi vào trong ba cõi sáu đường nhưng lại làm cho giải thoát khỏi ba cõi sáu đường, chứng được Niết-bàn an lạc.

2. Phước nghiệp là nghiệp lành thọ quả báo ở cõi Dục: phi phước nghiệp là nghiệp ác thọ quả báo khổ ở cõi Dục; bất động nghiệp là nghiệp tu Thiền thọ quả báo ở cõi Sắc và Vô sắc.

3. Tam thọ nghiệp là nghiệp thuận theo lạc thọ ở cõi Dục và Sơ, Nhị, Tam Thiền; là nghiệp thuận theo khổ thọ ở cõi Dục, là nghiệp thuận theo bất khổ lạc ở Tam Thiền trở lên đến cõi trời Hữu đảnh.

4. Tam thời nghiệp tức là nghiệp thọ quả báo trong ba thời kỳ: Có nghiệp thọ quả ngay trong hiện tại, có nghiệp thọ quả trong đời kế tiếp, có nghiệp thọ quả từ đời thứ ba trở đi. Về điểm này có hai chủ trương như sau:

a. Nhà bốn nghiệp, chủ trương có Thuận hiện nghiệp, Thuận sanh nghiệp, Thuận hậu nghiệp và Thuận bất định nghiệp.

b. Nhà tám nghiệp, chủ trương trong bốn cách thọ quả nêu trên, lại chia ra có quả báo (dị thục) nhất định mà thời kỳ thọ quả không nhất định, có thời ký thọ quả nhất định mà quả báo không nhất định, có cả quả báo và thời kỳ thọ quả đều nhất định v.v... nhân lên thành tám nghiệp.

Dòng sông tâm thức: Nghiệp (I)

Trong Luận Tỳ Bà Sa cuốn 114 ghi có ba thuyết:

a. Hai nghiệp Thuận sanh thọ, Thuận hậu thọ có đủ cả tánh chất Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp. Còn hai nghiệp Thuận hiện thọ và Thuận bất định thọ thì chỉ giới hạn ở Mãn nghiệp.

b. Ba nghiệp Thuận sanh thọ, Thuận hậu thọ, và Thuận bất định thọ đều có đủ cả Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp, còn Thuận hiện nghiệp thì chỉ giới hạn ở Mãn nghiệp.

c. Cả bốn nghiệp đều có đủ Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp.

5. Mười nghiệp tạo ác là thân sát sanh, trộm cắp, dâm dục; miệng nói dối, nói hai lưỡi (ly gián); nói thô ác, nói thêu dệt; ý tham lam, sân hận, tà kiến.

Mười nghiệp tạo thiện là thân xa lìa ác, xa lìa trộm, xa lìa dâm, xa nói dối, xa lìa nói hai lưỡi, xa lìa nói thô ác, xa lìa thêu dệt; ý không tham, không sân, chánh kiến.

Tất cả việc lành dữ phát động ở thân, khẩu, ý đều trải qua ba giai đoạn là Gia hạnh, Căn bản, Hậu khởi. Gia hạnh là tiền phương tiện, Căn bản là ngay lúc sự việc hoàn thành, Hậu khởi là những hành động kế tiếp sau đó như bắt thú, lột da, xẻ thịt... Trong ba phần Gia hạnh, căn bản, hậu khởi đó, chỉ phần căn bản mới gọi là nghiệp đạo, chứ không phải phần gia hạnh hay hậu khởi.

Như Luận Câu Xá 16 nói: "Về bất thiện, thân ác nghiệp đạo trừ một phần của thân ác hành không kể vào, đó là các thân nghiệp ác thuộc gia hạnh và hậu khởi, và các việc như uống rượu, đánh, trói... Vì những việc ác này không thô bạo rõ rệt bằng những thân ác hành làm kẻ khác mất mạng, mất của, mất vợ... mà chư Phật dạy đặc biệt phải xa lánh. Chỉ mấy việc ác chính như làm mất mạng, mất của... này mới gọi là nghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo không kể những ngữ ác hành thuộc gia hạnh, hậu khởi và khinh vi. Ý ác nghiệp đạo, không kể những ý ác hành thuộc tư duy ác và lòng tham nhẹ... Về thiện, Thân thiện nghiệp đạo trừ một phần của thân Diệu hạnh không kể vào, đó là thân thiện nghiệp thuộc gia hạnh, hậu khởi và các việc khác như sự lìa uống rượu, bố thí, cúng dường. Ngữ thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ngữ Diệu hạnh như ái ngữ, thật ngữ... không kể vào. Ý thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ý Diệu hạnh như các tư duy thiện không kể vào.

Đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Tại sao chúng sinh gây tội tạo nghiệp?

Theo thời gian: Căn cứ trên thời gian, chia nghiệp ra bốn thứ:

a. Cấp hiệu nghiệp, là nghiệp chỉ thọ quả báo ngay trong đời này. Nếu vì một tha lực nào đó ngăn chận không thể thọ quả thì nghiệp đó không còn hiệu lực để thọ quả nữa. Như người thợ săn bắn mũi tên đến con vật, nhưng không trúng thì mũi tên đó coi như bỏ, con vật không bị thương. Nghiệp này tương tự thuận hiện thọ nghiệp nói trên.

b. Hoãn hiệu nghiệp, là nghiệp sẽ thọ quả báo vào đời sau, nếu đời sau vì một tha lực nào đó ngăn chận không thực hiện được, thì nghiệp ấy vĩnh viễn không thực hiện ra được.

c. Vô định kỳ hiệu nghiệp, là nghiệp sẽ thọ quả báo vào bất cứ một thời gian nào trong tương lai, trừ phi trước khi thọ quả báo người đó chứng được Niết-bàn, nghiệp ấy mới trở thành vô hiệu. Ðây cũng tương tự định nghiệp nói trên.

d. Vô hiệu nghiệp, hay là "Dĩ hữu nghiệp", đây chỉ chung cả ba nghiệp trên, mà hoặc vì tự nó bạc nhược không thể sanh kết quả, hoặc bị nghiệp lực khác mạnh hơn làm tiêu hủy, thì nghiệp này trở thành vô hiệu.

Theo công dụng: Căn cứ trên công dụng, (hành tướng) chia nghiệp ra bốn thứ:

a. Năng sanh nghiệp, đây chỉ cho (hữu chỉ) trong 12 chỉ nhân duyên, nó tiềm ẩn chờ cơ hội thuận hay nghịch mà phát sanh quả hay không phát sanh quả. Nghiệp này có tánh chất giống như Hoãn hiệu nghiệp trên kia.

b. Năng trì nghiệp, nghiệp này giúp cho Năng sanh nghiệp được đứng vững.

c. Năng tiêu nghiệp, nghiệp này làm cho năng sanh, năng trì nghiệp trên dù thiện dù ác, đều bị thủ tiêu.

d. Năng hủy nghiệp, nghiệp này còn nặng hơn năng tiêu nghiệp, vì nó đủ sức nhổ tận gốc tất cả nghiệp đang phát hiện hay sắp phát hiện.

*Theo quả báo: Căn cứ trên quả báo nặng nhẹ, chia nghiệp ra bốn thứ:

a. Cực trọng nghiệp, là nghiệp rất mạnh rất trọng, đủ sức lôi cuốn các nghiệp khác theo nó về thiện cũng như về ác, nên nó có thể bao hàm bốn tánh chất năng sanh, năng trì, năng tiêu, năng hủy nghiệp trên kia.

b. Cận tử nghiệp, là nghiệp có tánh chất quyết định cho sự thọ sanh đời sau hiện lên trong khi sắp chết. Một người có cực trọng nghiệp, tự nhiên đã quyết định sự thọ sanh về sau vào cảnh khổ hay vui, nhưng nếu cực trọng nghiệp này không có thời kẻ sắp chết, trong giờ phút đó bất cứ nghiệp gì hiện lên nơi họ, nghiệp đó đủ khả năng quyết định cho sự thọ sanh về sau.

c. Tập quán nghiệp, là nghiệp do sự tập quán liên tục về ngôn ngữ, hành động, suy tư, nó yếu thua cận tử nghiệp, nhưng nếu nó chiến thắng các nghiệp khác thì nó trở thành cận tử nghiệp.

d. Tích lũy nghiệp, là nghiệp tích lũy từ vô thỉ mà mỗi hữu tình đều có đủ cả toàn bộ trong mình. Có thể gọi nó như là con chó săn thuộc Vô định kỳ hiện nghiệp. Nếu không có những nghiệp mới làm thay đổi, thì tích lũy nghiệp sẵn sàng hiện lên trong giờ sắp chết và trở thành cận tử nghiệp. Phi kẻ trí khó lòng nhận rõ được nó, nên các nhà tân Thượng tọa bộ ví nó như một hòn đá được người ngu ném đi, mà dù khi chưa ném thì hòn đá vẫn đã ném rồi, nghĩa là tự nó rơi xuống không cần chờ ném mới rơi.

Ngay từ bây giờ, hãy ngăn chặn chúng lại, tự tạo cho mình nghiệp nhân hoàn thiện hơn.

Ngay từ bây giờ, hãy ngăn chặn chúng lại, tự tạo cho mình nghiệp nhân hoàn thiện hơn.

Kết luận:

Nghiệp là một mấu chốt cho luân hồi, vậy chúng ta tu để làm gì? Để chuyển hóa nghiệp. Nếu nghiệp không chuyển hoá được thì nó sẽ là định mệnh tức là chúng ta sanh ra theo nghiệp cũ định sẵn số mệnh của mình. Phật chống đối việc định mệnh nầy.

Vậy tu làm sao chuyển hóa nghiệp tức là chuyển hóa duyên ở giữa nghiệp và quả. Chuyển hóa duyên này bằng cách nào? Bằng thiền định. Đạo Phật gồm Thiền Tịnh và Mật là 3 phương tiện đi đến giải thoát. Thời đức Phật tại thế thì Thiền, sau Phật nhập diệt là Tịnh và Mật phát sinh. Tất cả cũng chỉ là một hình thức của Thiền nhưng dưới dạng khác một ít. Thiền là điều phục và an trụ tâm, nhất thiết duy tâm tạo. Tâm được nghiên cứu sâu rộng ở Vi diệu Pháp và Duy thức học. Cuối cùng chúng ta chỉ là một dòng chảy của tâm thức. Điều phục tâm an trú tâm tới đâu thì chúng ta đắc quả vị tới đó và sau khi chết chúng ta hiện hữu theo cái chứng đắc của quả vị này. Tâm thức đi đầu thai hay không do tâm đạt được an trú ở nơi nào, tâm đã bị kiểm soát và dẫn dắt nó do chúng ta thiền định.

Trong Vi diệu Pháp có tâm hộ kiếp là tâm điều phục dẫn kiếp của chúng ta đi về nơi đó.Tâm này là hộ sống chết qua ý môn cửa của ý. Tâm hộ kiếp là dạng hạt giong của tâm do duyên khởi mà thành hình chứ chúng ta diệt ngã nên không phải của tôi, tự ngã của tôi và là tôi. Trong 3 sắc na sanh trụ diệt xảy ra của tâm này mỗi từng giây phút đời sống. Thiền định và thiền quán là phương tiện đưa đến tuệ giác biến thức thành trí, biến tục đế thành chân đế. Muốn được vậy chúng ta thủ hộ sáu căn tức là căn tiếp xúc trần tạo ra thức là phiền não, vậy căn tiếp xúc với căn thôi thì không vướng mắc trần thì hết phiền não. Căn tiếp xúc với căn là tự quán căn của mình nhìn vô chính mình là phản quang tự kỷ là phản văn văn tự tánh.Trong kinh Lăng Nghiêm, pháp “phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo” (xoay ngược cái nghe để nghe tự tánh, tánh trở thành vô thượng đạo) của Quán Thế Âm Bồ Tát chính là ý nghĩa này. Kinh Lăng Nghiêm dạy chúng ta phương pháp xoay chuyển lục căn, đức Phật chỉ nêu ra một căn của sáu trần bên ngoài, quay ngược lại duyên theo tự tánh để nói: hãy nên xoay ngược dòng của sáu căn, [chuyện đó] được gọi là “phản văn”, dùng chữ văn (nghe) để biểu thị. Nói cách khác, lục căn chẳng duyên theo trần cảnh, mà duyên theo căn tánh của sáu căn, đó là đúng căn tánh của sáu căn là Chân như bản tánh của chính mình.

Nghiệp trong đạo Phật

Như vậy chuyển nghiệp được. Tất cả đều xảy ra trong hiện tại nên tu tập hiện tại là căn bản chuyển nghiệp. Theo Duy thức luận, chúng ta là một chuỗi dài của tâm thức nên có bài: Thanh Tịnh đạo luận (Visuddhi-Magga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có câu:

"Có khổ đau, nhưng không có người khổ

Có hành động, nhưng không người hành động

Có diệt khổ, nhưng không ai chứng diệt

Có con đường, nhưng không có người đi. "

"Không có người tạo nghiệp,

Không có người hái quả.

Chỉ có hiện tượng trôi chảy,

Không thể nhìn đúng hơn.

Và trong khi nghiệp và quả

Quay vòng theo nhân duyên,

Như hạt và cây tiếp nối nhau,

Không có gì là khởi thủy. "

Tất cả là "Dòng sông tâm thức" trôi chảy luân hồi mãi mãi. Vì là tâm thức nên không có cái Tôi (vô ngã) nên không có người chèo thuyền, người chịu nghiệp, người hành động luân hồi không có bắt đầu không có chấm dứt vòng tròn kín mãi mãi. Ngoài ra, Kinh Pháp Cú, Dhammapada (1-2):

"Nếu với ý ô nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não tới liền sau,

Như xe theo chân bò.

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng, không rời hình. "

Để kết luận bài viết chúng ta hãy nghe trước khi nhập diệt Phật nhắn nhủ:

"Hỡi các tỳ kheo!

Hãy chánh niệm, tỉnh giác,

Trì giới, định tâm, nhiếp ý.

Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,

Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau. "

(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Mahaparinibbana Sutta)

Tham khảo:

- Định nghiệp trong Phật giáo - HT. Thích Thiện Siêu - Thư viện Hoa sen.

- Thuyết nghiệp quả - Tuệ Lạc - Người cư sĩ Paris.

- Nghiệp là gì? Trịnh Nguyên Phước - Người cư sĩ Paris.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm