Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/07/2021, 08:14 AM

Nghiệp trong đạo Phật

Mỗi chúng ta sinh ra trong cuộc đời này dù đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, hoặc địa vị xã hội có khác nhau đi chăng nữa thì đều mang trong mình những biệt nghiệp.

Trong kinh Pháp cú ở Phẩm Ác, Đức Phật dạy rằng:

Dù cho bay bổng trời cao

Lặn sâu đáy bể, chui vào hang sâu

Dù cho trốn ở nơi đâu

Không sao tránh khỏi nghiệp gieo lâu đời.

Vậy, nghiệp là gì, gồm những gì, nguồn gốc từ đâu, làm thế nào để thoát khỏi sự chi phối của nó, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Nghiệp là động lực, nguyên nhân đưa chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi. Nghiệp tiếng Phạn là kama, nghĩa là động tác dấy khởi từ ý khẩu thân được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, khi thành thói quen thì nó có sức mạnh chi phối dẫn dắt con người theo nó.

Nghiệp là việc làm của chính mình, mình làm chủ những hành động tạo tác và chính y phải thừa nhận hậu quả mà nó đưa tới. Trong kinh, Đức Phật đã dạy: “Chúng sanh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế nghiệp mà chính mình đã tạo, không ai khác ngoài mình.” Có những loại nghiệp như:

– Tập quán nghiệp là những nghiệp tạo tác trong hiện tại do tập quán kết thành.

– Tích lũy nghiệp là những nghiệp tạo tác trong nhiều đời chất chứa lại.

– Cực trọng nghiệp là những nghiệp quan trọng có năng lực tác động mãnh liệt hơn các nghiệp khác.

– Cận tử nghiệp là nghiệp lực của những người trước khi chết, nghiệp lực này chi phối rất nhiều ở đời sau.

Tu là chuyển nghiệp

Hãy cẩn thận với thói quen của bạn, vì chúng uốn nắn nhân cách của bạn. Hãy cẩn thận với nhân cách của bạn, vì nó sẽ định số phận của bạn. Số phận của bạn là cuộc đời của bạn.”

Hãy cẩn thận với thói quen của bạn, vì chúng uốn nắn nhân cách của bạn. Hãy cẩn thận với nhân cách của bạn, vì nó sẽ định số phận của bạn. Số phận của bạn là cuộc đời của bạn.”

Và Đức Phật đã dạy trong 10 nghiệp lành hay dữ đều do thân khẩu ý tạo nên:

Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.

Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.

Về Ý có ba: Không tham lam, không sân, không si.

Ngược lại với 10 điều trên là 10 nghiệp ác, cho nên trong phần Duyên khởi, Đức Phật thuyết trong kinh Thập thiện tại long cung của Vua rồng Ta-kiệt-la cho các hàng tôm, cá… là những loại chuyên làm việc ác nên hiện đời mang thân hình xấu xí tanh hôi, cho ta thấy được Thập thiện là một bộ kinh ý nghĩa có giá trị hiện hữu trong đời sống con người. Nếu khởi nghiệp nhân bằng hành động của thân khẩu ý thì nghiệp quá khứ sẽ theo ta như bánh xe theo chân con vật kéo xe. Cũng như Ngài Ma-ha-nam hỏi Đức Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con giữ tròn năm giới và tu hành các pháp Phật dạy. Như vậy, nếu con ra đường lỡ như bị tai nạn chết liền tại chỗ, đời sau con sẽ sanh về đâu?

Khi đó Đức Phật đưa tay lên, nghiêng sang một bên và nói:

– Như cây nghiêng như vầy, khi cưa nó sẽ ngã về đâu?

Ma-ha-nam trả lời:

– Nếu cây nghiêng chiều nào, khi cưa nó sẽ ngã theo chiều ấy.

– Cũng vậy, ông đang tu pháp nào, đang gây tạo nghiệp gì thì khi chết sẽ đi theo đường đó.Cho nên, trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy rằng:

“Trong các pháp do tâm làm chủ

Tâm dẫn đầu tạo đủ mọi duyên

Tâm nhơ tạo nghiệp chẳng hiền

Như xe lăn bánh khổ liền theo sau.”

Khẩu nghiệp cần tu trước

Tất cả nghiệp báo đều do chính nơi chúng ta tạo tác.

Tất cả nghiệp báo đều do chính nơi chúng ta tạo tác.

Lời dạy của Ngài cho ta thấy tâm làm chủ, tâm dẫn đầu, tâm tạo tác. Nếu ta nói và hành động với tâm vui vẻ hòa nhã hoặc là đố kỵ… thì hạnh phúc hay khổ não sẽ theo ta như bóng với hình. Vì vậy, sống trên cuộc đời, tất cả đều chịu sự bó buộc trong quy luật chung của tạo hóa. Định mệnh khắt khe này luôn lôi kéo con người vào vòng đau khổ trong kiếp sống ngắn ngủi và sự chi phối triền miên từ khi mở mắt chào đời mà Đức Phật đã dạy là không ai tránh khỏi. Nhân quả do chính mình tạo ra, không ai có quyền định đoạt số phận của mình, cũng không có vị thần linh hoặc Thượng đế ban phúc hay giáng họa cho ta. Chính mình gây tạo thì chính mình phải chấp nhận, như Tổ Quy Sơn đã nói:

“Giả sử bá thiên kiếp

Sở tác nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời

Quả báo hoàn tự thọ.”

Nghĩa:

Dầu cho trăm ngàn kiếp

Quả báo không bao giờ mất

Khi nào nhân duyên đầy đủ

Quả báo đến thì mình phải lãnh thọ.

Nếu chúng ta hiểu được lời chư Tổ dạy và hoan hỷ trả nghiệp ta đã gieo không than van, khóc lóc, thì lo gì hạnh phúc không đến với ta. Nếu biết cải ác làm lành. Cũng như hằng ngày khi đối duyên xúc cảnh, chúng con không làm chủ được mình nên đã tạo ra những nghiệp không tốt. Nếu ngay đó, ta nhìn lại mình và thật tâm sửa đổi thì nghiệp dứt. Nếu hiện tại phải trả những nghiệp ở quá khứ thì hãy kiên nhẫn dù bao sóng gió, trở ngại cũng phải vượt qua. Thực tế, khi bất giác mất chánh niệm, ta đã khởi ý sân giận, phát ra những lời nói không ôn hòa làm cho huynh đệ tổn thương. Người xưa đã dạy:

“Mở lời trước gạn xét suy

Rằng ta cất tiếng, ích chi chăng là

Bằng như lời nói thốt ra

Làm buồn kẻ khác thì ta xin đừng

Nói chi mắng nhiếc tưng bừng

Miệng đào hố nghiệp biết chừng nào lên.”

Cẩn mật tu hành để tránh rơi vào ma nghiệp

Đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Lời dạy trên cho ta thấy một cách chân thật về nghiệp báo. Nếu muốn có được một cuộc sống yên vui và hạnh phúc thì trong hiện tại, chúng ta phải tích lũy những nghiệp thiện. Được như vậy, chốn nhân gian đau khổ này sẽ trở thành nơi Cực Lạc, không cần tiềm cầu nơi đâu. Còn nếu lún sâu vào nghiệp ác, địa ngục ngạ quỷ, A-tu-la cũng ở thế giới hiện tại này. Thế nên, Đức Đạt-lai Lạt-ma dạy: “Cẩn thận với tư tưởng của bạn, vì chúng có thể thành lời nói. Cẩn thận với lời nói của bạn, vì chúng có thể thành hành động. Cẩn thận với hành động của bạn, vì chúng có thể trở thành thói quen. Hãy cẩn thận với thói quen của bạn, vì chúng uốn nắn nhân cách của bạn. Hãy cẩn thận với nhân cách của bạn, vì nó sẽ định số phận của bạn. Số phận của bạn là cuộc đời của bạn.”

Tóm lại, tất cả nghiệp báo đều do chính nơi chúng ta tạo tác. Đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.” Hãy tự tạo cho mình một hòn đảo bình an. Nếu chúng ta đã lỡ tạo nghiệp ác thì chưa muộn. Ngay từ bây giờ, hãy ngăn chặn chúng lại, tự tạo cho mình nghiệp nhân hoàn thiện hơn. Luôn luôn tỉnh giác và có ý thức trách nhiệm với mọi hành vi cử chỉ của mình, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Đó mới là người hiểu biết về nghiệp trong đạo Phật có khả năng chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện. Người học Phật cần biết cách chuyển nghiệp, vì tu là chuyển nghiệp. Muốn chuyển nghiệp, trước tiên ta phải lấy giới luật làm gốc để tu ba nghiệp, nếu ba nghiệp hằng thanh tịnh thì đồng với tâm Phật không khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tu có phải để cầu an nhàn không?

Kiến thức 17:00 21/04/2024

Có thể nói không quá rằng: An nhàn khỏe thân là một cái bẫy lớn mà không ít người xuất gia tu hành bị sập tự nhiên. Vì hiểu nhầm làm như vậy là đúng với tinh thần của đức Phật dạy.

Mật mã của sinh mệnh

Kiến thức 11:24 21/04/2024

Mật mã của sinh mệnh, dựa vào công bố của các nhà khoa học ngày nay, đã được nghiên cứu đó chính là Gen.

Bệnh tự mãn dừng bước giữa đường

Kiến thức 10:25 21/04/2024

Người học được một ít lý thiền, hiểu được một vài công án, liền tưởng mình đã đạt thiền, đã đủ vốn liếng không cần học hỏi, tìm hiểu, thưa thỉnh gì thêm.

“Thiện, ác” có cố định được không?

Kiến thức 09:00 21/04/2024

Buổi chiều ngồi trên Thiền thất, tôi thấy một con kỳ nhông đang bò trên thân cây tràm. Bỗng từ xa bay nhanh lại một con chim bìm bịp chực chụp mổ kỳ nhông, chú kỳ nhông hoảng sợ chạy loanh quanh thân cây, bìm bịp cũng bay loanh quanh đuổi theo. Đứng trước cảnh đó, tôi phải làm sao?

Xem thêm