Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/01/2013, 15:37 PM

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói gì trong buổi pháp thoại với cha Laurence Freeman tại Sarnath (Ấn Độ)

Hãy giúp đỡ người khác bất cứ nơi nào mình có thể, nếu không thì ít nhất cũng tránh làm tổn hại tới họ. Nếu được như vậy, khi cái chết tới, chúng ta sẽ không hối tiếc và có thể cảm thấy tự tin đi tới thiên đường hay được một tái sinh tốt lành

Ngày 12 tháng 1 năm 2013 được dành riêng cho buổi pháp đàm giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và đạo hữu tâm linh lưu niên là đức Cha Laurence Freeman, ngài đang điều hành Cộng đồng Thiền Kitô giáo Thế giới.
 
Chủ đề đàm luận là Chúa Giêsu và đức Phật với vai trò là các bậc đạo sư và bổn phận của người đệ tử. Địa điểm tổ chức tại Hội trường Atisha, Đại học Trung ương Nghiên cứu Tây Tạng ở Sarnath. Trước khi buổi pháp đàm diễn ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma và đức cha Laurence cùng một số đạo hữu và các tín chủ đã có buổi gặp gỡ. 

Một câu hỏi được đưa lên về vấn đề chân lý, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời, "khi đã quen thuộc với chân lý thì chân lý sẽ ảnh hưởng đến tâm thức của quý vị. Khi truyền trao giáo pháp, Đức Phật đã mô tả thực tại theo nhiều cách khác nhau phù hợp với căn cơ từng đệ tử. 

Khi Kitô hữu và Phật tử tới cùng với nhau, chúng ta có thể nói rằng chúng ta có hai luận giải về chân lý, nếu đệ tử Hồi giáo cùng tham gia, chúng ta sẽ có ba".


         Đức Đạt Lai Lạt Ma và đức cha Laurence Freeman cùng 
các đạo hữu tại Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Độ, 
trên 12 Tháng 1 năm 2013. 
Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Khi được hỏi về sự cần thiết của tôn giáo, ngài trả lời, "tôn giáo là một công cụ để chuyển hóa tâm thức trở nên tích cực. Mọi người đều mong cầu hạnh phúc và tại đây trong thế kỷ 21, khi cơ sở vật chất được phát triển cao, thực sự còn rất nhiều người nghèo, nên vẫn cần sự phát triển về vật chất.

Tuy nhiên, phần lớn mọi người bắt đầu nhận thức được những giới hạn của giá trị vật chất và hướng tới các giá trị tinh thần. Cho đến nay sự phát triển của bản thân vật chất đã thất bại trong việc tạo ra một xã hội hạnh phúc."

Trước thính chúng khoảng 250 người trong hội trường lớn hơn, đức cha Laurence đã mở đầu buổi pháp đàm bằng việc nhắc lại trong một dịp trước đó, khi ông đã thỉnh mời Đức Đạt Lai Lạt Ma bình xét về một số đoạn trong Phúc âm, "chúng tôi vô cùng cảm động trước những huấn từ linh thiêng của ngài và trí tuệ của ngài về chân lý của Phúc âm. Phải cần rất nhiều hùng tâm." 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại rằng: "Tôi tìm thấy những tư tưởng giống với Phật pháp và điều đó giúp cho buổi gặp gỡ rất có giá trị. Sau đó quý ngài cùng các đạo hữu đã tới Bồ Đề Đạo Tràng, và lần đầu tiên các Phật tử và các Kitô hữu cùng cầu nguyện với nhau dưới gốc Bồ đề." 

Cha Laurence luận giải rằng ông sẽ chia sẻ về Chúa Giêsu và bằng cách nào để thấu hiểu rằng ngài là một bậc đạo sư và sau đó đức Dalai Lama sẽ chia sẻ về Đức Phật. Ông thỉnh mời Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể ngắt lời của ông khi ngài thấy cần đưa ra quan điểm.

"Tất cả chúng ta là con người. Khi tôi gặp một người, tôi nghĩ rằng, đây là một con người giống như tôi đang mong cầu có được hạnh phúc ".

Những nghi thức chỉ tạo ra các rào cản không cần thiết giữa chúng ta. Cùng là thành viên của một gia đình nhân loại, chúng ta không cần đối xử hình thức với nhau, vì vậy nếu tôi có điều cần chia sẻ, tôi sẽ làm như vậy."

Đức cha Laurence bắt đầu chia sẻ quan điểm của mình: "Tôi coi Chúa Giêsu như một con người, một con người lịch sử sau khi thấu hiểu ngài chính là Pháp tử của Thiên Chúa. Tôi nghĩ tới ngài như một đức chúa tự nhiên, một trong số ít các bậc xuất chúng đã trở thành đấng đạo sư của loài người. 

Chúng ta biết rất ít về đời sống thời trẻ của ngài, nhưng chúng ta biết rằng ngài đã có một sự thức tỉnh khi ông được thanh thanh tẩy bởi đức cha Join và tinh thần đó đã thúc đẩy ngài bước vào sa mạc thực hành trong bốn mươi ngày. Đức Chúa Giêsu đã giáo hóa bằng những dẫn dụ, vì vậy đời sống của ngài là những bài pháp.”

                        Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman tại 
                        Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Độ, vào ngày 12 
                 Tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

"Đức Chúa Giêsu là một mẫu hình cho đời sống của tôi. Tôi tôn kính ngài như một bậc đạo sư của vũ trụ, một người toàn vẹn với chủ quyền tự nhiên, ngài là hiện thân của chân lý. Ngài là nơi chốn tôi có thể nương tựa với niềm tin và sự chí thành. Mối liên hệ với Chúa Giêsu đã giúp tôi loại bỏ mọi những mê mờ.”Đức cha nhận xét rằng dường như có một sự tương thông giữa các tư tưởng Kitô giáo cho rằng tất cả mọi người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa và Phật tính. Khi ngài trải nghiệm Đức Chúa bên trong mình, ngài thấy đức Chúa được phản ánh nơi những người mà ngài gặp gỡ. 

"Đức Chúa Giêsu là một thầy thuốc, một nhà trị liệu, không phải là một thẩm phán; ngài mang pháp dược chữa lành cho thế giới. Ngài là một bậc đạo sư, một lãnh tụ và là một con đường sống. Bởi tôi cảm thấy như vậy nên tôi có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa." 

"Tuyệt vời, tuyệt vời, đó là thực sự cũng là hiểu biết của riêng tôi về đức Chúa Giêsu," Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp lại. "Thông qua sự phân tích trí tuệ của mình, quý ngài đã có sự hiểu biết làm chuyển hóa đời sống của mình."

"Tất cả Phật tử đều chấp nhận rằng Đức Phật từng là Thái tử. Khi ngài nhận ra rằng ngay cả đời sống của một thái tử cũng đầy những phiền não và chướng ngại, ngài đã đi tìm một đời sống ý nghĩa hơn và đi tìm sự hiểu biết về thực tại.

Ngài rời hoàng cung và dành sáu năm thiền định, trường chay và khổ hạnh. Ngài đã nghiêm mật trì giữ giới, định, tuệ. Ngài đã chứng đạt giác ngộ và từng tới thánh địa Sarnath để bắt đầu truyền trao giáo pháp.

Ngài không màng tới địa vị xã hội, coi các vị vua và những hành khất bình đẳng như nhau; điều quan trọng là sự thực hành."Sau khi rời hoàng cung, ngài đã xuống tóc và xả bỏ trang phục hoàng gia, đắp y vàng của tăng sĩ. Ngoài các giới chính, các giới nguyện của tăng sĩ được thiết lập bất cứ khi nào Đức Phật chỉnh sửa những lỗi mà chư tăng đã mắc, ngài đã không đưa ra các quy tắc được thiết lập từ trước. 

Ngài đã thuyết dạy rằng không có một bản ngã độc lập mà bản ngã chỉ là một danh xưng thuần túy trên hợp thể thân tâm. Mục đích thực sự của giáo pháp chính là làm đoạn trừ tự ngã, đó là điều mà một niềm tin chuyên nhất nơi Chúa cũng có thể mang lại cho chúng ta. 

Tất cả các tôn giáo đều có cùng một thông điệp về tình yêu thương, sự khoan dung, lòng từ bi và sự tha thứ, mặc dù quan điểm triết học có thể khác nhau.
 
                         Thính chúng lắng nghe buổi pháp đàm giữa 
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman 
tại Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Độ, 
                   Tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL


Trên đường trở lại hội trường sau giờ buổi trưa, Đức Đạt Lai Lạt Ma được cung đón bởi các đạo hữu, các cháu gái bị khiếm thính cùng các giáo viên tại Học viện Jeevan Jyoti giành cho người khuyết tật, nơi đây ngài đã giành nhiều trợ giúp.

Trong buổi pháp đàm đầu giờ chiều về chủ đề ý nghĩa của người đệ tử, cha Laurence, một lần nữa, chia sẻ rằng khi đức Chúa Giêsu tập hợp các đệ tử lại cùng nhau, ngài đã dạy rằng: 

"Hãy theo ta". Đức cha cho biết hình ảnh này về đệ tử mang ý nghĩa đặc trưng trong Kitô giáo, nhưng đồng thời cũng có một hàm ý phổ quát. Người đệ tử phải có tâm rộng mở, niềm tin và nói sự thật. Bậc thầy phải là niềm tin nơi đệ tử. Sự trung thực là biểu trưng cho mối quan hệ Bậc thầy - Đệ tử. Đức cha khẳng định rằng một mối quan hệ chân chính với bậc thầy là ánh sáng dẫn đường cho cuộc đời của người đệ tử.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ rằng một bậc thầy phải có kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm nội chứng tâm linh. Điều quan trọng là khi thực hành theo một bậc thầy, bạn trở thành một người tĩnh tại hơn. Cả hai phía đều có bổn phận của mình, bổn phận của bậc thầy là giáo dưỡng người đệ tử và người đệ tử phải có hành động với lòng tôn kính.

Ngài nhắc nhở rằng chúng ta thường coi trọng quá nhiều tới hình tướng bên ngoài, ví như các phụ nữ trẻ trang điểm vẻ bề ngoài bằng các loại mỹ phẩm, trong khi điều quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta là vẻ đẹp nội tâm. Từ sự an bình nội tâm sẽ mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cộng đồng. 

Nếu chúng ta có bình an nội tâm thì khi phải đối mặt với các rắc rối, chúng ta có thể dễ dàng hóa giải chúng. Bình an nội tâm mang lại sức mạnh. Một câu hỏi được đưa lên rằng, có thể đồng thời là một tín đồ của Chúa Giêsu và Đức Phật được không. Cha Laurence nhận xét rằng, Kinh Thánh có dạy, chúng ta nên đón nhận lời khuyên từ tất cả những bậc hiền trí, điều đó có nghĩa ta nên chấp nhận chân lý bất cứ nơi nào khi ta tìm thấy. 

Ngài dẫn lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng, có thể là một Phật tử và một Kitô hữu trong một thời gian, nhưng cuối cùng quý vị sẽ thấy bản thân nên thuộc về một truyền thống. Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý quan điểm đó.

                   Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ đạo hữu, các cháu gái bị 
khiếm thính và giáo viên tại Học Viện Jyoti Jeevan 
giành cho người khuyết tật ở Sarnath, 
Uttar Pradesh, Ấn Độ, ngày 12 tháng một năm 2013. 
                          Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Một số thính chúng có đặt câu hỏi về các Kitô hữu thực hành thiền Phật giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại rằng, có nhiều phương pháp khác nhau để trưởng dưỡng tâm và cũng có thể áp dụng thực hành như vậy. Quý vị cần phải xem đâu là phương pháp là hiệu quả nhất cho mình.Một câu hỏi về những gì xảy ra cho con người sau khi chết, Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng, "điều đơn giản là trong khi vẫn còn sống, hàng ngày chúng ta nên sống một đời sống có ý nghĩa.

Hãy giúp đỡ người khác bất cứ nơi nào mình có thể, nếu không thì ít nhất cũng tránh làm tổn hại tới họ. Nếu được như vậy, khi cái chết tới, chúng ta sẽ không hối tiếc và có thể cảm thấy tự tin đi tới thiên đường hay được một tái sinh tốt lành. 

Đây là những gì bản thân tôi đang làm. Ngay cả trong những giấc mơ của mình, tôi khắc ghi rằng mình là một tăng sĩ, không phải là Đạt Lai Lạt Ma. Nếu cái chết tới đêm nay, tôi sẽ không hối tiếc và tôi mong nguyện sự tự tin này sẽ tiếp tục lan tỏa khắp. "
 

Phúc Cường dịch
Nguồn: Dalailama.com/news

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm