Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa là ai, vì sao gọi là Phật sống Gyalwa Dokhampa
Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa, người Ấn Độ, là một vị Tulku, tức là một bậc hóa thân hay còn gọi là Phật sống. Ngài còn được biết đến với hồng danh “Khamtrul Rinpoche”, đã đem đến cho Phật giáo truyền thống những quan điểm trẻ trung, năng động trong quá trình Ngài chia sẻ, hoằng dương giáo pháp trên toàn thế giới.
Theo các tài liệu của dòng truyền thừa Drukpa và Khamtrul, Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa là một trong hai hóa thân đời thứ 9 đang tại thế của bậc giác ngộ Khamtrul Rinpoche. Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa đản sinh năm 1981 trong dòng tộc của Đức pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII, bậc lãnh đạo tối thượng của Truyền thừa phật giáo Đại thừa - Kim cương Thừa Drukpa.
Trong những năm tháng ấu niên hiện đời, Đức Nhiếp Chính Vương từng tu học tại Tự viện Druk Thupten Sangag Choeling ở Darjeeling (Ấn Độ) dưới sự hướng đạo của bậc Căn bản Thượng sư là Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Tiếp sau đó, Ngài đã tốt nghiệp Tiến sĩ Phật giáo loại xuất sắc tại Đại học Tự viện danh tiếng Tango, Vương quốc Bhutan. Ngài trứ danh với sở học cùng khả năng thuyết pháp uyên thâm song cũng vô cùng gần gũi, nhân văn của mình. Ngài đã được các Đức Dalai Lama, Đức Gyalwang Drukpa và Đức Thuksey Rinpoche đời thứ nhất ấn chứng.
Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa từng 2 lần được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Drukpa Thường niên, nơi vân tập của chư Thượng sư và các hành giả Truyền thừa Drukpa trên toàn thế giới. Ngài cũng được Đức pháp vương tin cậy giao phó trách nhiệm giáo thọ chính và bậc hướng đạo tâm linh cho các đệ tử Truyền thừa tại các nước châu Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam và các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hongkong. Đức pháp vương mong nguyện rằng Nhiếp chính vương sẽ chia sẻ đại nguyện hoằng truyền giáo pháp với Ngài cùng chư Thượng sư Truyền thừa, thắp lên nguồn cảm hứng, ánh tuệ đăng giác ngộ cho những đệ tử và thế hệ trẻ ở khắp muôn nơi vì một thế giới an bình, tốt lành và hạnh phúc. Ngài Nhiếp Chính Vương ngoài việc truyền trao những quán đỉnh, khẩu truyền Phật giáo Kim cương thừa và hướng dẫn những khóa chuyên tu, nhập thất nghiêm mật, cũng thuyết giảng cho hàng nghìn sinh viên, học sinh ở Bhutan; thuyết giảng và tọa đàm trong các buổi nói dành cho các lãnh đạo, doanh nhân.
Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa nổi tiếng với các Phật tử Việt Nam qua những giáo pháp và chia sẻ của Ngài được dịch sang tiếng Việt như Nghệ thuật sống an lạc, Tam thừa Phật giáo và Truyền thừa Tinh túy, Thực hành Bản tôn - Chân ngôn - Trí tuệ trong Kim Cương thừa (NXB Tôn giáo, 2011) và Nghệ thuật Mật giáo (NXB Mỹ thuật, 2010). Ngài chủ trương hướng các đệ tử, đặc biệt là giới trẻ, tới thiện hạnh hòa nhập giáo pháp trong đời sống thường nhật, thực hành chính niệm và từ bi tâm, thích ứng với xã hội hiện đại, phụng sự chúng sinh.
Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa hiện đang có chuyến thăm chính thức chia sẻ pháp thoại tại Việt Nam từ ngày 1 đến 13/1.
Trong ba ngày đầu, Đức Nhiếp chính vương giảng pháp và lễ hỏa tịnh, lễ quán đảnh cộng đồng Mandala Tara, khai đàn khóa chuyên tu trì tụng một triệu biến thần chú Tara, vũ điệu Hộ pháp Kim cương khiển trừ chướng nạn và gia trì, cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Ngày 01/01/2019 (26/11 Mậu Tuất), dẫn đầu Tăng đoàn Phật giáoDrukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwang Dokhampa, quang lâm Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận) cử hành Pháp hội cầu nguyện hòa bình nhân dịp năm mới 2019.
Chia sẻ pháp thoại với đại chúng, lời đầu tiên Ngài Gyalwang Dokhampa gửi lời chúc mừng năm mới 2019, đến toàn thể nhân dân Việt Nam. Qua đó, Ngài nhấn mạnh: “Là Phật tử, tôi nghĩ dù ít nhiều, ai cũng có khả năng chuẩn bị năm mới sao cho tươm tất, cho dù đó là tết dương hay âm lịch, nhưng điều quan trọng nhất, đó là chúng ta phải tin sâu Nhân Quả. Thời đại ngày nay, có rất nhiều bệnh tật, thiên tai, nghèo khó đi cùng muôn vạn nỗi khổ niềm đau v.v, tất cả đều do nhân loại chưa nghĩ đến hệ lụy về sau. Ai trong chúng ta luôn giữ chính niệm, niềm tin căn bản về nghiệp quả, nhìn nhận rõ mọi sự, ứng dụng chính kiến về nhân quả? Đức Phật dạy chúng ta luôn “rèn luyện tâm”: Giảm tham muốn (đòi hỏi nhiều sẽ khổ đau), bớt mong cầu (trân trọng những gì đang có trong hiện tại), kiểm soát tức giận (đau khổ do chính mình), diệt trừ bản ngã (cái tôi), hiểu người khác nhiều hơn (yêu thương, tha thứ, bao dung), tri ân tất cả vạn vật muôn loài. Cuộc sống hạnh phúc phụ thuộc vào tâm của chúng ta! Mỗi hành giả nỗ lực tinh tiến y pháp, vun bồi thiện nghiệp, tăng trưởng bồ đề tâm để hòa bình - an lạc hạnh phúc hiện diện muôn nơi”.
Tiếp đó, ngài tham gia giảng pháp và lễ quán đảnh cộng đồng Mandala Liên Hoa Sanh - Dược Sư, lễ hoa đăng cúng dường Đức Phật Dược Sư và gia trì cho các bệnh nhân, phát quà cho bệnh nhân nghèo tham dự pháp hội.
Ngày 5/1, Đức Nhiếp chính vương có buổi chia sẻ với giới trẻ khóa tu Gieo hạt từ tâm tại Quan Âm Tu Viện với chủ đề Làm thế nào để biết chính mình. Ngày 6/1, ngài chia sẻ pháp thoại với doanh nhân Phật tử trong chương trình chất lượng cuộc sống, chủ đề Nghệ thuật sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Từ ngày 7 đến 11/1 sẽ là khóa chuyên tu dành cho chư ni và các Phật tử hành giả Drukpa chuyên tu.
Ngày 12/1 đoàn đến Đà Nẵng. Đức Nhiếp chính vương sẽ chia sẻ pháp thoại với doanh nhân Phật tử với chủ đề Tâm an lạc dẫn đến thành công trong kinh doanh.
Ngày 13/1, ngài tham gia lễ quán đảnh cộng đồng Mandala A Di Đà và khóa lễ Changwa cầu siêu chuyển di tâm thức cùng vũ điệu Hộ pháp Kim cương cầu nguyện âm siêu dương thái tại chùa Phổ Quang.
Theo lời mời của Giáo hội Phật giáo và sự thỉnh cầu của các đệ tử Việt Nam, Đức pháp vương, Nhiếp chính vương và Tăng đoàn Truyền thừa đã nhiều lần từ bi quang lâm ban truyền giáo pháp quán đỉnh và khơi nguồn cảm hứng giác ngộ vì lợi ích vô số người dân Việt Nam.
Đầu năm 2018, Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa cũng tới thăm, nói chuyện, làm lễ cầu nguyện quốc thái dân an tại TP HCM và Đà Nẵng.
Hồi tháng 4/2013, ngài viếng thăm chính thức tại Việt Nam, chủ trì các Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an và quán đỉnh cộng đồng tại nhiều chùa lớn ở nhiều tỉnh thành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Phật giáo thường thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Phật giáo thường thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Bạn phải là người đủ đầy trước
Phật giáo thường thức 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Nói về mười điều thiện
Phật giáo thường thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Xem thêm