Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/12/2023, 08:10 AM

Đức Phật A Di Đà

Một hôm, ngài A Nan nhìn thấy dung mạo Đức Phật lại khác thường hơn mọi ngày vì Ngài nhìn có vẻ vui hơn. Phật dạy rằng: Ta cảm nhớ Đức Phật A Di Đà nên muốn nhắc đến nhân địa của Ngài để chỉ dạy chúng sinh tu về môn Tịnh độ.

Tây Phương Tam Thánh: Đại Thế Chí Bồ Tát, Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát 

Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật Thích Ca, đại đức A Nan là người gần gũi Ngài nhiều nhất. Cũng chính vì cơ duyên nầy mà ông ta đã học hỏi rất nhiều ở nơi Phật.

Một hôm, ngài A Nan nhìn thấy dung mạo Đức Phật lại khác thường hơn mọi ngày vì Ngài nhìn có vẻ vui hơn.

Phật dạy rằng:

- Ta cảm nhớ Đức Phật A Di Đà nên muốn nhắc đến nhân địa của Ngài để chỉ dạy chúng sinh tu về môn Tịnh độ.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

01

Phật kể rằng:

“Từ đời quá khứ thật xa, cách nay hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ. Vua của nước nầy tên là Nguyệt Thượng Luân và Hoàng hậu là Thù Thắng Diệu Nhân. Hoàng hậu sinh ra được ba người con: người con lớn tên là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca và người con út tên là Nhật Đế Chúng. Trong thời bấy giờ, có Đức Phật hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng sinh để cứu độ chúng sinh. Khi nghe tin có Phật tái thế, Hoàng tử Kiều Thi Ca quyết định rời bỏ cung vàng tìm đến Phật để xin xuất gia. Ngài được Phật chấp nhận cho thọ Tỳ kheo giới và ban cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Khi đứng trước Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai thì Ngài Pháp Tạng phát 48 lời nguyện rộng lớn để độ tất cả mười phương chúng sanh. Nếu có lời nguyện nào không viên mãn thì Ngài thề chẳng thành Phật. Sau cùng Pháp Tạng trở thành Phật A Di Đà.

A Di Đà có nghĩa là vô lượng thọ và vô lượng quang. Phật A Di Đà là Phật sống lâu không có số lượng và hào quang thì chói sáng khắp nơi vô tận.

Khi thành Phật, Đức A Di Đà đã khai thiên cho Ngài một cảnh giới cực lạc mà Đức Phật Thích Ca gọi đây là Tây phương Cực lạc. Đây chính là bồng lai tiên cảnh.

Bậy giờ chúng ta hãy nghe Đức Phật Thích Ca kể tiếp: Từ cõi Ta bà nầy hướng về cõi Tây, hơn muôn muôn ức cõi, có một thế giới gọi là Cực lạc hay Tịnh độ. Ở nơi đó, Đức Phật A Di Đà thường hay thuyết pháp để hóa độ chúng sinh. Phong cảnh ở đây vô cùng đẹp đẻ, sáng lạng vui tươi và khi nhìn chung quanh chẳng khác chi là một vườn hoa vĩ đại với những hàng cây ngay ngắn. Những tường hoa, những dây leo rũ xuống như màu gấm, như lụa là và kèm theo những hồ nước chứa đầy những thứ nước có tâm công đức. Đặc biệt đáy hồ lát bằng cát vàng và bao quanh bằng những hoa sen lớn bằng bánh xe với đủ màu sắc có hương thơm tỏa ngát và hào quang tỏa ra tuyệt đẹp. Hễ hoa sen màu xanh thì phát ra hào quang xanh. Hoa màu trắng thì phát ra màu trắng. Còn hoa màu hồng thì phát ra hào quang màu hồng. Thêm nữa, đền đài, điện các ở cõi Tịnh độ đều làm bằng ngọc vàng châu báu. Thật là hiếm có. Còn nói về chim chóc ở đây thì toàn là những thứ chim quý chẳng hạn như bạch hạc, không tước, anh vỏ…Những loài chim nầy lúc nầy cũng hót ra những tiếng pháp vi diệu để hòa lẫn trong những điệu nhạc thiêng liêng làm cho bất cứ ai khi nghe đến cũng đều pháp tâm hoan hỷ niệm Phật. Các loài chim nầy do chính Đức Phật A Di Đà biến hóa ra để thuyết pháp cho chúng sinh nghe. Ở cõi Tây phương nầy thì không bao giờ có màn đêm bởi vì hào quang của Đức Phật phát ra vô tận.

Đức Phật A Di Đà có tất cả 48 lời nguyện. Nhưng đối với những người tu Tịnh độ thì lời nguyện thứ 18 và 19 là quan trọng hơn cả.

Lời Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật , thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn về cõi nước tôi, niệm đến 10 niệm. Nếu không được vãng sanh thì tôi không ở ngôi Chánh giác ngoại trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch hoặc là hủy báng Chánh pháp.

Lời nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi. Đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thì tôi không ở ngôi Chánh giác.

Hoa sen.

Kinh Phật nói rằng: "Hoa sen trong nhân gian nhiều lắm là có mấy mươi cánh. Hoa sen trên cõi trời có khoảng chừng vài trăm cánh. Còn hoa sen ở cõi Tịnh độ lại có hơn ngàn cánh”.

Hoa sen là biểu thị từ chỗ phiền não đến chỗ thanh tịnh. Bởi vì loài sen thì mọc lên từ trong bùn lầy và nở hoa trên mặt nước. Nó ẩn chứa ý nghĩa là mặc dù sinh ra từ trong bùn nhơ mà lại không nhiễm mùi bùn. Không hôi tanh nhơ nhớp mà lại tinh khiết thơm tho. Hoa sen mọc trong nước vào mùa hè nóng nực. Nóng nực là biểu thị cho phiền não và nước thì tượng trưng cho thanh tịnh mát mẻ. Khi tu Tịnh độ thì chúng ta từ phiền não đạt đến giải thóat cũng như sinh về Tịnh độ là hóa sinh trong hoa sen.

Đối với Thánh nhân thì hoa sen tượng trưng cho công đức thanh tịnh và trí tuệ thanh lương. Cho nên chúng ta thấy Phật hay Thánh đều ngồi hay đứng trên hoa sen.

“Thân tuy ở cõi Ta bà,

Mà lòng đã gửi bên tòa hoa sen”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm