Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/07/2020, 08:45 AM

Đức Phật dạy: Con người nên phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, thực có thể nói là lòng hiếu từ vô tận

Có người cho rằng nhà Phật “từ thân cát ái là” bất hiếu thì đó là cái nhìn hạn cuộc trong đời này, là cái nhìn nông cạn chưa biết được quá khứ, vị lai. Chữ hiếu đối với cha mẹ trong nhà Phật thông suốt cả ba đời.

Ấn Quang Đại Sư khai thị về ăn chay, phóng sanh, niệm Phật và dứt trừ nghiệp sát hại

Vì thế Kinh Phạm Võng dạy:

Nếu là Phật tử thì do từ tâm sẽ hành nghiệp phóng sinh, coi hết thảy đàn ông là cha mình, coi hết thảy nữ nhân là mẹ mình. Trong đời đời, không lúc nào ta không do họ sinh ra. Bởi vậy, lục đạo chúng sinh đều là cha mẹ ta. Giết họ để ăn thì khác gì giết cha mẹ để ăn thịt đâu?

Đối với hết thảy chúng sinh, nhà Phật đều có thể thương xót, nghĩ mong độ thoát nên sự hiếu ấy lớn lao thay! Huống hồ, lại còn độ cho cha mẹ vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, há có sự hiếu thế gian nào sánh bằng nổi ư?

Thế nhân cứ nghĩ: Cha mẹ còn sống thì chăm chút, phụng dưỡng; cha mẹ đã mất thì đến ngày mất bày thức ăn cúng tế mới là tận dạ làm con. Giả như cha mẹ tạo trọng tội, phải đọa trong dị loại, nào ai dám chắc là trong đám sinh vật mình giết hại để cúng tế ấy hoàn toàn chẳng có cha mẹ mình trong số đó ư?

Nếu là phật tử thì do từ tâm sẽ hành nghiệp phóng sinh, coi hết thảy đàn ông là cha mình, coi hết thảy nữ nhân là mẹ mình.

Nếu là phật tử thì do từ tâm sẽ hành nghiệp phóng sinh, coi hết thảy đàn ông là cha mình, coi hết thảy nữ nhân là mẹ mình.

Đã giết hại sinh vật nay phóng sinh có bù trừ hết tội không?

Mê muội lý tam thế vô tận nên mới vin vào sự hiếu nhỏ nhoi ấy mươi năm mà trách Phật. Sự thấy biết nhỏ nhoi, nông cạn ấy cũng đáng nực cười thay. Vì thế, Phật dạy người ta tránh giết, nên phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, thực có thể nói là lòng hiếu từ vô tận vậy.

Hoặc lại có người bảo: Heo, dê, cá, tôm… vốn do trời sinh để nuôi dưỡng con người, ăn chúng nào có mắc tội gì? Đây là do chưa trải qua cảnh đó nên nói xằng như thế. Nếu đích thân gánh chịu nỗi khổ của chúng liền sẽ mong được cứu không ngơi, chứ còn rảnh đâu để biện bác.

Sách Khuyến Giới Lục Loại Biên có chép:

“Ông họ Triệu nọ ở Bồ Thành, tỉnh Phước Kiến kiêng sát sinh đã lâu; còn vợ ông tàn nhẫn, ham ăn thịt. Ngày hôm trước hôm sinh nhật, bà mua khá nhiều sinh vật để giết đãi khách.

Ông Triệu bảo:

– Bà muốn chúc thọ lại khiến chúng bị chết mà yên lòng sao?

Bà bảo:

– Toàn là lời nhảm cả! Nếu theo như Phật pháp, nam nữ chẳng được ngủ chung, chẳng giết sinh mạng thì hóa ra mấy mươi năm sau, cả thế gian chỉ toàn là súc sinh sao?

Ông Triệu biết không cách nào khuyên giải được vợ, đành phải chịu nhẫn.

Những kẻ giết sinh vật ăn thịt trong đời này nếu có thể đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật thì khó gì mà chẳng lập địa hồi đầu.

Những kẻ giết sinh vật ăn thịt trong đời này nếu có thể đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật thì khó gì mà chẳng lập địa hồi đầu.

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Đến đêm, người vợ mơ thấy mình đi vào nhà bếp, thấy giết heo mà chính mình bị biến thành heo, bị giết rồi vẫn còn biết đau. Lúc bị cạo lông, phanh bụng, móc ruột, lóc chân càng đau khổ không chịu nổi. Và khi giết gà, vịt v.v… đều thấy chính mình biến thành những con vật bị giết.

Đau đến nỗi tỉnh cả ngủ, tâm run, thịt giật. Từ đấy phát tâm thả hết những loài vật mình đã mua, ăn chay trường. Người này đời trước có đại thiện căn nên mới cảm được Phật từ gia bị, khiến được đích thân chịu khổ để dứt ác nghiệp. Nếu không sẽ đời đời, kiếp kiếp nộp thân cho người ăn nuốt để đền nợ.

Những kẻ giết sinh vật ăn thịt trong đời này nếu có thể đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật thì khó gì mà chẳng lập địa hồi đầu.

Nếu như nói: Trời sinh các loài heo, dê… để nuôi dưỡng con người thì thử hỏi phải chăng trời sinh ra con người để nuôi dưỡng những loài hổ, sói, muỗi, rệp… ư?

Chẳng đáng bõ cười thay!

Lại có một hạng người nói: Ta ăn thịt trâu, dê, gà, vịt… là muốn độ thoát chúng nó! Trong Hiển giáo chẳng có thuyết này, trong Mật giáo cũng chẳng hề có. Nếu quả thật có thần thông như Tế Điên Hòa thượng cũng còn tạm được. Chứ nếu không, đó chỉ là tà thuyết khiến người lầm lạc, tự chuốc lấy tội.

Chỉ hạng cực vô liêm sỉ mới dám nói thế! Nếu đã có thể giết chúng để độ thì cha mẹ tối tôn trọng, vợ con tối thân ái sao chẳng giết sạch đi để ăn thịt hòng độ họ?

Những kẻ hoang đường, quái đản ấy còn biết nói gì nữa!

Trích Ấn Quang Đại Sư Khai Thị tại Pháp hội Hộ quốc Tức tai Ở Thượng Hải

> Xem thêm video: "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cách làm món bánh cuốn nóng chay tại nhà

Thuần chay 11:51 26/04/2024

Bạn thích làm món bánh cuốn tại nhà mà lo ngại các dụng cụ lỉnh kỉnh, phức tạp? Dưới đây là cách làm bánh cuốn bằng chảo đơn giản nhưng bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon không hề thua kém ngoài tiệm đâu nhé!

Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường: Nấm hỗ trợ giảm đường trong máu

Thuần chay 16:30 25/04/2024

Nấm chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa góp phần ổn định lượng đường trong máu, giảm triệu chứng bệnh tiểu đường.

Ăn chay là cách có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả

Thuần chay 10:14 24/04/2024

Ăn chay với những thực đơn lành mạnh là cách giúp bạn giảm cân hiệu quả trông thấy. Hơn hết, đây là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe.

Thực phẩm ngừa thiếu máu cho người ăn chay

Thuần chay 10:02 15/03/2024

So với các chế độ ăn khác, chế độ ăn chay thuần thực vật có nhiều lợi ích vì chúng chứa ít chất béo, calo và cholesterol, đồng thời có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, nếu ăn chay không đủ dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Xem thêm