Thứ, 16/03/2020, 14:56 PM

Đã giết hại sinh vật nay phóng sinh có bù trừ hết tội không?

Luật nhân quả không có vấn đề đền bù hay thay thế. Ai ăn nấy no, ai học nấy biết chữ. Ai gây người đó trả. Không ai có thể thay thế hay đền bù cho ai được. Việc phóng sinh là Phật tử có phước.

Hạt minh châu, cây tích trượng Bồ tát Địa Tạng cầm có ý nghĩa gì?

Hỏi: Kính thưa thầy, nếu như trước kia con đã lỡ giết gà, giết vịt, bây giờ mua chim hay con vật nào đó để phóng sinh. Như vậy có bù đắp hết cái tội mình giết hại sinh vật không? Bởi con nghe có người nói, nếu mình phóng thích một con chim, là trừ một con gà lúc trước mình làm thịt, đỡ tội một con. Người nói như vậy có đúng không? Kính mong thầy hoan hỷ giải đáp cho con hiểu.

Trường hợp của Phật tử như Phật tử đã nói là đã lỡ giết gà, giết vịt, lỡ giết chớ không phải là cố ý giết, theo luật Phật dạy, tội lỗi này nhẹ, phải thành tâm sám hối thì sẽ hết tội. Ảnh minh họa

Trường hợp của Phật tử như Phật tử đã nói là đã lỡ giết gà, giết vịt, lỡ giết chớ không phải là cố ý giết, theo luật Phật dạy, tội lỗi này nhẹ, phải thành tâm sám hối thì sẽ hết tội. Ảnh minh họa

Đáp: Căn cứ theo luật nhân quả đã có vay tất phải có trả. Tuy nhiên, việc trả quả còn có nặng, nhẹ khác nhau, tùy theo nghiệp nhân mà mình đã gây tạo. Xét về nghiệp sát sinh hại vật, trong Kinh có nêu ra ba cách giết: Tự mình giết hại, hoặc bảo hay xúi giục người khác giết hại, hoặc thấy người khác giết một sinh vật nào đó rồi mình a dua vui theo. Cũng có những trường hợp hoặc là cố sát hay vô tình. Nếu cố tâm sát hại chúng sinh thì phải trả quả báo nặng. Nếu vô tình lỡ gây ra sát hại, vì một hoàn cảnh bất khả kháng nào đó, mà không thể cưỡng lại, thì thọ quả báo nhẹ hơn.

Trường hợp của Phật tử như Phật tử đã nói là đã lỡ giết gà, giết vịt, lỡ giết chớ không phải là cố ý giết, theo luật Phật dạy, tội lỗi này nhẹ, phải thành tâm sám hối thì sẽ hết tội. Tuy nhiên, việc Phật tử mãi vật phóng sinh là điều rất tốt. Nhưng không phải vì thế mà có thể đền bù lại những tội lỗi giết hại trước kia mà Phật tử đã gây ra. Luật nhân quả không có vấn đề đền bù hay thay thế. Ai ăn nấy no, ai học nấy biết chữ. Ai gây người đó trả. Không ai có thể thay thế hay đền bù cho ai được. Việc phóng sinh là Phật tử có phước.

Như trên chúng tôi đã có nói rõ về ý nghĩa của việc phóng sinh này. Phóng sinh là một hành động tích cực hành thiện phước báo vô lượng. Cứu một mạng sống thì phước không gì bằng. "Dẫu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người". Không phải mình phóng thích một con chim mà trừ đi một con gà xưa kia mình đã giết. Con vật nào đều có mạng sống riêng của con vật đó. Không thể thả con này mà thay thế tội giết hại con kia. Nếu thế thì luật nhân quả trả vay không công bằng. Còn người nào đó nói như thế là vì họ chưa hiểu rõ luật nhân quả. Nếu vì chưa hiểu thì nên tìm hiểu cho rõ, chớ đừng có nói càng bướng như vậy gây cho người khác hiểu lầm mà phải mang trọng tội! Đây là một trọng tội vì phá hoại luật nhân quả.

Thực hành phóng sinh mỗi ngày

Có phước thì hưởng, có tội thì phải trả, không thể cái nầy đền bù thay thế cho cái kia được.

Có phước thì hưởng, có tội thì phải trả, không thể cái nầy đền bù thay thế cho cái kia được.

Xưa kia, có một vị Tăng, vì nói sai một câu nói về luật nhân quả mà phải bị đọa năm trăm kiếp làm chồn. Có người hỏi: "Bậc đại tu hành có rơi vào nhân quả không?" Ông trả lời là không rơi vào nhân quả. Do câu trả lời này mà Ông phải chịu quả báo đau khổ trải qua thời gian rất lâu xa. Cho nên, chúng ta phải cẩn thận ở nơi lời nói. Điều gì mình chưa biết, chưa hiểu, thì nên cố gắng tìm hiểu học hỏi. Nói sai một ly sẽ đi ngàn dặm. Hại mình đã đành mà còn gây tổn hại cho người khác nữa. Là Phật tử chúng ta nên ý thức cẩn thận và tránh xa điều đó.

Tóm lại, việc giết hại sinh vật dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đều có tội cả. Tuy nhiên, tùy theo cường độ giết hại do cố tình hay vô tình mà tội lỗi gây ra có nặng nhẹ khác nhau. Nhưng dù nặng hay nhẹ cũng đều là có tội cả. Đã có tội thì phải nên thành tâm sám hối. Tội nặng sẽ chuyển thành tội nhẹ. Còn tội nhẹ, thì sẽ được tiêu trừ. Còn việc phóng sinh đó là có phước. Phước này Phật tử sẽ hưởng trong hiện đời và đời sau. Có phước thì hưởng, có tội thì phải trả, không thể cái nầy đền bù thay thế cho cái kia được. Mình gieo xuống đất hạt giống nào thì nó sẽ mọc lên hạt giống đó. Không thể gieo hạt giống cải mà lên hạt ớt được. Nhân nào quả nấy là thế.

Kính mong Phật tử ý thức đến luật nhân quả mà cố gắng gia công hành thiện tích phước làm lợi ích cho mình và người vậy.

Bảy sai lầm chết người trong những Phật tử

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm