Đức Phật kia cớ sao gọi là A Di Đà? Niệm Nam Mô A Di Đà Phật, nghĩa là gì?
Trong kinh Phật nói, nếu người nào nghe nói về Pháp môn Tịnh độ, nghe nói về A Di Đà Phật, liền phát tâm mong cầu, liền phát tâm cầu sanh Tịnh độ, là một người có đại phước báu.
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, hỏi trưởng lão Xá Lợi Phất và đại chúng rằng!
Đức Phật kia cớ sao gọi là A Di Đà?
Tất cả đại chúng đều im lặng, không ai nói một lời nào! Hàm ý rằng!
Xin Ngài hãy nói đi, chúng con đều không biết, Đức Thế Tôn liền nói rằng!
Đức Phật kia cớ sao gọi là A Di Đà? Bởi vì quang minh của Ngài, biến chiếu tận hư không pháp giới, không có chổ nào ngăn ngại được, cả trời đất mênh mông vô tận, không một chổ nào mà không biến chiếu, đấy gọi là “Vô Lượng Quang”.
Đức Thế Tôn lại nói tiếp!
Đức Phật kia cớ sao gọi là A Di Đà?
Bởi vì thọ mạng của Ngài, vô lượng, vô biên, a tăng kỳ kiếp, là vĩnh hằng, không có cách nào, tính đếm được, không những chỉ thọ mạng của Ngài, mà nhân dân trong nước của Ngài, và những chúng sanh, đang tu như chúng ta đây, nếu được vãng sanh, về Tây Phương Cực Lạc, thọ mạng đều được giống như Ngài, thọ dụng cũng y như Ngài. Đấy gọi là “Vô Lượng Thọ”. Vì thế nên Đức Phật kia được gọi là A Di Đà! Nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang Như Lai.
Đại nguyện từ bi của Phật A Di Đà là vô tận
Vậy niệm Nam Mô A Di Đà Phật, nghĩa là gì?
Nghĩa là, con xin trở về nương theo Phật A Di Đà, con xin gieo một cái nhân để tu hành. Để được kết quả là thành Phật. Lúc này thì nhân và quả sẽ xãy ra cùng một lúc. Gọi là niệm Phật thành Phật.
Một câu niệm Phật giúp ta biết được, từ đâu ta đến đây, đến đây để làm gì? Sau khi chết ta đi về đâu.
Một câu niệm, A Di Đà Phật, đưa ta vượt lên trên mười pháp giới.
Một câu niệm, A Di Đà Phật, đưa ta vượt qua 3 đại a tăng kỳ kiếp 3 Đại A Tăng Kỳ Kiếp nghĩa là gì?
Trong kinh Phật nói cho chúng ta biết, ví như có một ngọn núi đá, cao 1 do tuần, nghĩa là một ngọn núi đá, cao 16 km, dài cùng 16km, có một người nào đó, cầm một mảnh vải, cứ 100 năm, lau ngọn núi đá này, qua 1 lần, lau cho đến khi nào, ngọn núi đá này mòn dần dần, cho đến khi ngọn núi này, mòn bằng phẳng với mặt đất.
Khoảng thời gian đó, được tính là 1 đại A Tăng Kỳ kiếp. 3 đại A Tăng Kỳ kiếp thì gấp 3 lần như thế, Bạn thử nghĩ xem có đáng sợ không?
Nói cách khác là, Nếu có một người đã tu đắc đạo, chứng được sơ quả Tu Đà Hoàng, thì phải hành đạo, trong hư không pháp giới, cho đến 3 Đại A Tăng Kỳ Kiếp như vậy, mới thành được 1 vị Phật. Thời gian lâu như vậy, bạn thấy khủng khiếp biết chừng nào!
Thế thì, vì sao có những người không tin vào pháp môn niệm Phật này, vì họ không hiểu được ý nghĩa của câu A Di Đà Phật, đây là một tâm pháp.
Pháp môn này, thật là thâm sâu, không phải ai củng có thể hiểu được. Đức Phật gọi là “Nảy Phật, Dĩ Phật sở tri” nghĩa là: Chỉ có Phật với Phật mới có thể thấu hiểu được mà thôi....
Chúng ta hiện tại ở nơi đây, là phàm phu nghiệp lực, thọ mạng rất ngắn ngủi, mới tu được một chút xíu, thì thọ mạng đã hết, lại phải theo nghiệp mà lưu chuyển, một khi đầu thai chuyển kiếp, thì quên sạch hết, những gì đã tu được trong kiếp này, đời sau nhờ một chút xíu chủng tử, đã tu được trong đời quá khứ, lại được đến chùa tụng kinh, gõ mõ, chưa được bao lâu, lại tiếp tục chuyển kiếp, cứ như vậy mà sanh sanh, tử tử, may ra chỉ kết được một chút duyên, với Đức Phật A Di Đà mà thôi.
Đây là chưa nói đến, chúng ta bị nghiệp lực, dẫn dắt đi, vì khi đầu thai chuyển kiếp, nghiệp lực cũng theo ta, khi đầu thai làm một con người mới, chứng nào vẫn quàng tật ấy, lại tiếp tục tạo nghiệp, làm sao có thể gặp lại được Phật pháp. Làm sao chúng ta có thể, vượt qua được 3 Đại A Tăng Kỳ Kiếp, như Phật đã nói ở trên! Để đi giải thoát đây! Bạn hãy nghiền nghẫm cho thật kĩ, mới thấy được, trầm luân trong biển khổ sanh tử, thật là đáng sợ như thế nào!
Hành tinh này sẽ xảy ra những thay đổi kinh hoàng, nếu chúng ta không chịu tu kịp thời, để tiến hoá, để giải thoát ngay trong đời này, thì chúng ta sẽ bị bánh xe luân hồi, nghiền nát chúng ta.
Trong kinh Phật nói, nếu người nào nghe nói về Pháp môn Tịnh độ, nghe nói về A Di Đà Phật, liền phát tâm mong cầu, liền phát tâm cầu sanh Tịnh độ, là một người, có đại phước báu, chỉ cho chúng ta một con đường tắt, chỉ trong một câu, Nam Mô A Di Đà Phật này, nương vào bảng đại nguyện của A Di Đà, đưa chúng ta vượt qua 3 đại A Tăng Kỳ Kiếp.
Vượt qua muời pháp giới, đến đạo tràng của Đức Phật A Di Đà, Nhờ nương vào công đức bất khả tư nghì trong câu Nam Mô A Di Đà Phật.
Đều được độ thoát ngay trong đời này! Chấm dứt sanh tử luân hồi. Đây là Phật nói trăm nghìn muôn kiếp khó gặp được...nay chúng ta đã gặp được xin hãy trân quý, đừng bỏ lỡ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật
Kiến thức 08:54 04/11/2024Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm