Vì sao gọi “A Di Đà Phật” là vạn đức hồng danh?
Chư Phật mười phương khen ngợi Di Đà, mười phương chư Phật xưng Phật A Di Đà là, Cực tôn trong các thứ ánh sáng, vua của các Phật. Mười phương các Phật Như lai không ai là không khuyên chúng sinh, niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc ở phương Tây, quả thật không đáng nể sao?
Trong tất cả pháp môn niệm Phật, mong cầu rất đơn giản. Đơn giản, dễ thực hiện, đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. “Chí ổn đương giả”, an ổn nhất. Không gì hơn tín nguyện chuyên trì danh hiệu, niệm danh hiệu Phật A di đà.
Lại nói, A di đà Phật là vạn đức hồng danh, lấy danh để gọi đức, không lúc nào hết, ý câu này rất sâu sắc. Tuy thâm thuý, nhưng tôi tin những người đồng học có thể hiểu được, có thể đón nhận được, vì sao? Vì chúng ta đã nghe, đã học tập trải một thời gian dài.
Chúng tôi khẳng định, không chút hoài nghi, rằng, danh hiệu A di đà Phật, đích thực là vạn đức hồng danh. Triển khai danh hiệu này, chính là kinh giáo do tất cả Phật Như Lai trong ba đời mười phương nói ra. Một câu có thể bao hàm tất cả, câu danh hiệu này cũng thu nhiếp đầy đủ tám vạn bốn nghìn pháp môn, vô lượng pháp môn.
Câu A Di Đà Phật thật vi diệu nhiệm màu
Quý vị niệm một câu A di đà Phật là có thể niệm được tất cả Phật pháp, không sót điều nào. Niệm một câu A di đà Phật là có thể niệm được vô lượng vô biên chư Phật Như Lai trong ba đời mười phương, tất cả đều có mặt trong đó, hai cuốn lớn nhỏ đều nói đến.
Chư Phật mười phương khen ngợi Di Đà, mười phương chư Phật xưng Phật A Di Đà là, Cực tôn trong các thứ ánh sáng, vua của các Phật. Mười phương các Phật Như lai không ai là không khuyên chúng sinh, niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc ở phương Tây, quả thật không đáng nễ sao?
Sự thù thắng không gì sánh được của việc niệm một câu A di di đà Phật, quả là không thể nghĩ bàn. Lấy danh chiêu đức, dùng danh hiệu này để tìm cầu các thứ công đức. Đức ở đây bao gồm tu đức, tánh đức.
Tu đức, tánh đức thường đến, nói cách khác, bạn đã viên mãn rồi. Vì thế chấp trì danh hiệu là chánh hạnh, người tu nhất định phải nắm rõ, ta chỉ niệm Phật, chỉ một câu danh hiệu Phật, không cần phải tham cứu hay quán tưởng. Vì niệm Phật có bốn loại: Quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật, thật tướng niệm Phật, tất cả những thứ này đều không cần, chỉ trì danh niệm Phật. Khi đã niệm đến độ tương ưng thì ta được cả bốn thứ niệm Phật. Tham cứu là Thiền tông, giáo môn, không cần đến. Quý vị chỉ cứ một câu danh hiệu Phật mà niệm, bạn xem cực kì đơn giản.
Đơn giản nhất, dễ dàng nhất. Con đường ngắn nhất, đó là con đường nhanh nhất để bước lên quả vị Phật. Đó không phải Bồ tát đạo, không phải Thanh văn đạo, không phải duyên giác đạo, lại càng không phải Thiên đạo, đó là con đường bước lên quả vị Phật. Là con đường viên mãn rốt ráo của tất cả pháp thế gian và xuất thế, ta có thể không tu sao? Ta không cố gắng để thực hiện sao?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Xem thêm