'Đức Phật trong tù' của Cường Lữ: Đưa người tù vượt qua khổ đau, trở về nẻo thiện
Trong mắt nhìn của tác giả Cường Lữ, người tù không phải là biểu tượng của tội ác mà là những con người khổ đau, đã trải qua một cuộc đời đầy kinh dị.
Tác giả Cường Lữ vừa giới thiệu đến độc giả tác phẩm mới của mình với tựa đề Đức Phật trong tù. Đây là một cuốn sách hiếm hoi bởi các nhân vật chính của nhiều câu chuyện đều là những người tù, những trọng phạm đang trong thời gian thụ án.
Cuốn sách gồm 52 câu chuyện có thật về sự chuyển hóa kỳ diệu của người tù khi tiếp xúc với Phật pháp. Tác giả đã ghi chép lại những câu chuyện trên trong những năm tháng làm cố vấn tâm linh cho trọng phạm tại các nhà tù Hà Lan.
Với tác phẩm này, tác giả Cường Lữ cho thấy, người tù không phải là biểu tượng của tội ác. Ngược lại, họ là những con người khổ đau, đã trải qua một cuộc đời đầy kinh dị.
Tác phẩm cũng thông tin quá trình tác giả tiếp cận, đưa người tù vượt qua khổ đau, trở về với nẻo thiện. Tác giả viết: “Điều bất hạnh lớn nhất của người tù là bị giam hãm trong căn phòng mà chìa khóa nằm trong tay kẻ khác.
Nhưng đó không phải nỗi bất hạnh của riêng người tù. Ta thường mặc định rằng, ta phải khác họ, nhưng nếu như ta không tìm được chìa khóa cho cánh cửa bên trong mình, khi ta giao chìa khóa tự do của mình cho một khách thể khác, ta cũng sẽ biến thành một người tù”.
Đức Phật trong tù được nhận định là cuốn sách không chỉ viết về, viết cho người tù. Bởi, khi đọc, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy mình trong câu chuyện của những người tù.
Người đọc cũng nhận diện được người tù ở trong ta như lời tác giả đã viết trong Lời nói đầu dành riêng cho phiên bản tiếng Việt: “Đây là những câu chuyện có thật về những người từ bế tắc đã tìm ra lối thoát. Bạn có thể nhìn thấy chính mình trong những bế tắc của họ.
Tất cả chúng ta đều mang một cái tâm trong mình. Từ tù nhân cho đến nhà tu hành đều bình đẳng. Nếu ta không dừng được tâm ta, thì ta đang sống trong cảnh tù đày. Dừng được tâm, ta là người giải thoát và tự do”.
Tác giả Cường Lữ sinh năm 1986 tại Việt Nam. Anh theo gia đình di cư sang Hà Lan từ nhỏ. Anh đã có 16 năm tu tập tại Làng Mai, Pháp.
Hiện tại, anh là người sáng lập Học viện Quốc tế Mind Only chuyên về tâm lý học Phật giáo ứng dụng tại Hà Lan; người sáng lập trường No Word Zen.
Những câu chuyện trong Đức Phật trong tù được anh tập hợp trong 6 năm làm cố vấn tinh thần trong các nhà tù tại Hà Lan. Cuốn sách đã được chuyển ngữ và phát hành tại nhiều quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm