Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/04/2023, 08:30 AM

Đức Phật ví dụ về dây đàn

Dục tốc bất đạt cũng là thái độ quá khẩn trương, nên không thành đạt kết quả, trái lại còn bị phá hỏng. Nhưng trễ nải dần dần, không cương quyết, không quyết liệt, thì khó thành tựu kết quả, sự nghiệp như ý.

Tôi nghe như vầy, một thời Đức Phật trú tại thành Vương Xá, vườn trúc Ca Lan Đà.Bấy giờ Phật bảo Nhị Thập Ức Nhĩ (Sona):Nay ta hỏi thầy, khi còn là Cư sĩ, thầy làm nghề Thầy đàn phải không?

- Bạch Thế Tôn đúng vậy.Thế Tôn hỏi:

- Ý thầy nghĩ sao, khi thầy đàn, khi sợi dây đàn thẩng quá, thì âm thanh có hòa nhã vi diệu không?

- Thưa không.Thế Tôn lại hỏi:

- Nếu dây đàn chùng quá, thì âm thanh có hòa nhã, vi diệu không?

- Thưa không.Thế Tôn lại hỏi:

- Nếu điều chỉnh dây đàn, không chùng, không thẳng, sau đó mới phát ra âm thanh hòa nhã, vi diệu phải không?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Phật bảo Nhị Thập Ức Nhĩ:

- Người tinh tấn thái quá, chỉ tăng thêm trạo hối, người thiếu tinh tấn thì sanh ra biếng nhác. Thầy giữ mức tu tập điều độ, không đắm trước, không buông lung, không chấp tướng, v.v…

- Tôn giả Nhị Thập Ức Nhĩ nghe Phật dạy xong, vui mừng làm lễ lui về.

(Tạp – A – Hàm, kinh Nhị Thập Ức Nhĩ, số 254)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đại ý: 

Thế gian thường nói, không thái quá, cũng không bất cập, nên giữ thái độ, hành động điều hòa. Trung đạo thì sẽ thành công trong mọi công việc, dù là Đạo hay Đời. Ngày xưa, đức Thế Tôn khi còn là một vị Bồ - tát, tu hành cũng giữ thái độ Trung đạo, không quá khổ hạnh, ép xác, không tận hưởng dục lạc, nên xa lìa hai cực đoan, thành tựu lý Trung đạo, bản thể lý Trung đạo chính là Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Do đó, dục tốc bất đạt cũng là thái độ quá khẩn trương, nên không thành đạt kết quả, trái lại còn bị phá hỏng. Nhưng trễ nải dần dần, không cương quyết, không quyết liệt, thì khó thành tựu kết quả, sự nghiệp như ý. Như thế gian thường có câu: “lật đật cũng tới bến giang, lang thang cũng tới bến phà khác chi”. Xa lìa hai ý niệm ấy, thì không quá lật đật, cũng không quá chểnh mảng chần chừ, thì mới mong thành đạt kết quả sự nghiệp thế gian, cũng như xuất thế gian.

Như sợi dây đàn, thẳng quá sẽ bị đứt, chùng quá thì không phát ra tiếng, trái lại không thẳng, không chùng, khéo léo điều chỉnh thì sẽ phát ra tiếng đàn hòa nhã, hay ho tuyệt diệu, làm thỏa thích lòng người mong muốn.

Trích Đại Cương Kinh Tạp – A – Hàm.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật luôn luôn hạnh phúc và an vui

Đức Phật 14:17 28/04/2024

Một lần Ngài đang nằm ngủ trên một chiếc giường lót bằng những lá cây khô từ một cây bên đường rụng xuống ở Alavī. Lúc bấy giờ một hoàng tử dòng āḷavaka tên là Hatthaka đi dạo chơi đến đó. Nhìn thấy Đức Phật, anh ta liền hỏi, “Bạch Ngài, Ngài ngủ có được an vui không?”

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Xem thêm