Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/08/2024, 15:30 PM

Đừng hiểu lầm lời Phật dạy

Hỏi: Trong nhiều bản kinh Đức Phật khuyến khích hành giả ngồi thiền định, nên hiểu như thế nào?

Khi Đức Phật chưa xuất hiện ở đời, hầu hết các tôn giáo ở Ấn Độ xem thiền định là tối cao nên họcho rằng vào rừng tu là mục đích tối thượng, nếu không ngồi thiền định bị họ cho là không tu hành gì cả. Khi mới xuất gia thái tử Siddhattha cũng tu thiền định với hai vị đạo sĩ và đã đắc hết các tầng định Sắc giới và Vô sắc giới của họ nhưng thấy thiền định này không đưa đến giác ngộ giải thoát - vẫn còn bị ràng buộc trong sắc ái và vô sắc ái - nên ngài đã từ bỏ. Tuy nhiên, vì lợi ích hiện tại lạc trú, về sau trong giáo pháp của ngài thiền định này vẫn được duy trì cho những ai tâm còn nhiều vọng động với cảnh báo rằng đó không phải là hạnh đoạn giảm trong hành trình “xả ly, ly tham, đoạn diệt” để đưa đến chánh trí giác ngộ Niết-bàn (xem Kinh Đoạn Giảm, Trung Bộ).

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Pháp hành Tứ Niệm Xứ chưa hề có trước đó, cho đến Đức Phật dạy pháp hành này cho người dân xứ Kuru, ở đó mọi người đi làm lụng, sinh hoạt bình thường nhưng vẫn thực hành Tứ Niệm Xứ một cách tự nhiên, đặc biệt Đức Phật dạy: Thân thế nào thấy như vậy, thọ thế nào thấy như vậy, tâm thế nào thấy như vậy, trải nghiệm với pháp thế nào cũng chỉ thấy như vậy… đó chính là tu, là thiền minh sát, là pháp hành duy nhất đưa đến chứng ngộ Niết-bàn. Trong pháp hành này đã có đủ giới định tuệ, nhưng định ở đây là chánh định vô vi vô ngã, không phải là định hữu vi hữu ngã trong thiền Hữu sắc và Vô sắc của ngoại đạo. Đó là lý do vì sao Đức Phật không dạ y thiền định cho Bāhiya mà chỉ ngay thiền minh sát:

Trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong xúc chỉ xúc, trong biết chỉ biết… không có cái ngã Bāhiya nào ở đó… thì Bāhiya liền chứng quả A-la-hán. Trong kinh Kālāma Đức Phật cũng nêu rõ rằng đừng vội tin vào kinh điển, lời truyền tụng, những tin đồn hay bất cứ điều gì… mà mỗi người phải tự thực nghiệm để thấy ra sự thật. Những văn ngôn trong kinh điển trải qua cả ngàn năm đến lần kết tập thứ 4 mới được ghi thành văn bản Pāli, mà trước đó Tam Tạng được ngài Mahinda - con vua Asoka - đưa từ Ấn Độ sang Tích Lan, được ghi lại bằng văn tự Sihalese và tàng trữ ở Mahāvihāra đã bị phái Abhayagiri Vihāratiêu hủy và viết lại, như vậy làm sao Tam Tạng còn nguyên vẹn như lần kết tập đầu tiên mà không bị các nhà sư gốc Bà-la-môn thêm thắt theo quan niệm thiền định của họ!

Trong khi Đức Phật khai thị sự thật tự nhiên phù hợp với căn cơ trình độ của mỗi người thì bây giờ lại trở thành những công thức tu luyện tập thể cứng nhắc… Chính vì vậy trong Kinh Ví Dụ Lõi Cây Đức Phật dạy người học Phật cũng như người vào rừng tìm lõi cây, cần biết rõ đâu là lõi, đâu là giác, đâu là vỏ, đâu chỉ là cành lá, nếu không chỉ lấy được cành lá, vỏ hoặc giác cây đem về mà không tìm được chút lõi nào. Cũng vậy người học Phật nếu chỉ biết nắm giữ những điều thứ yếu mà không biết rõ điều gì là chính yếu trong lời dạy của Đức Phật thì cũng rơi vào nhánh ngọn của thời mạt pháp. Như trong kệ Dhammapāda 12 Đức Phật dạy:

“Chính yếu là chính yếu

Không chính là phụ tuỳ

Thấu đạt điều chính yếu

Đối tượng chánh tư duy”

(Sārañca sārato

Asārañca asārato

Te sāram adhigacchanti

Sammā sankappa gocarā) *

Người nào không thấy Phật dạy điều gì là chính yếu điều gì là phụ tuỳ, cứ nghĩ lời Phật dạy điều gì cũng giống nhau thì người đó không thể thấu đạt được cốt lõi của Phật pháp. Như người không biết đâu là lõi cây nên vào rừng chỉ đem được cành lá, vỏ cây, giác cây đem về mà thôi!

Trong kinh, cần lưu ý điểm quan trọng này: Ngoại trừ một số nguyên lý phổ quát là cốt lõi, còn tất cả trường hợp cá biệt Phật đều tùy duyên mà nói, vì vậy những câu nói đó chỉ đúng với trường hợp của người trong cuộc mà thôi. Như kinh Chuyển Pháp Luân, Phật chỉ nói với nhóm Kiều Trần Như. Vì các vị này tu khổ hạnh, nên Phật mới nhấn mạnh sự thật khổ do nhân vô minh ái dục mà có để họ đừng bám vào lý tưởng khổ hạnh nữa mà chỉ cần buông hết mọi tham cầu cho tâm thanh tịnh trong sáng thì ngay đó thấy được Niết-bàn. Vì vậy cách trình bày trong kinh Chuyển Pháp Luân chỉ là hình thức phù hợp với các vị tu khổ hạnh, còn nội dung Bốn Sự Thật mới là cốt lõi của bài kinh. Nội dung đó Đức Phật và các bậc thánh đệ tử trình bày rất khác trong những tình huống khác nhau. Đánh đồng ý kinh cho mỗi trường hợp - chẳng khác nào đánh đồng các toa thuốc cho mỗi bệnh nhân - là oan cho chư Phật.

Trích từ "Soi sáng thực tại"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niết bàn, sinh tử thị không hoa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024

Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Tu hành như cọ cây lấy lửa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024

Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?

Xem thêm