Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/06/2024, 08:59 AM

Đừng mất thì giờ đánh giá những tranh luận thị phi của người khác

Y pháp bất y nhân là vậy, không nên vội chấp nhận hay phủ nhận hẳn quan điểm cá nhân của một người nào, mà thấy điều gì họ nói đúng sự thật thì chấp nhận điều gì nói sai sự thật thì không chấp nhận mới là thái độ phân minh sáng suốt.

Audio

Chắc con còn nhớ, trong mục Hỏi Đáp trang web Trung Tâm Hộ Tông con đã thấy khi có ai hỏi Thầy về một phương pháp tu, một quan điểm sống hay về đạo đức cá nhân của một vị nào, Thầy thường trả lời là Thầy không thích bình phẩm về quan điểm của người khác. Cái đúng cái sai của mỗi người cũng chính là bài học điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi mà người ấy chịu trách nhiệm, do đó Thầy không muốn xen vào tư tưởng của bất cứ ai. 

Cũng như xưa kia khi có người hỏi về những quan điểm tu tập của các tôn giáo khác, Đức Phật thường không trả lời mà chỉ nói: "Hãy gác chuyện đó qua một bên" rồi Ngài giảng về Tứ Diệu Đế hoặc những pháp khai thị sự thật đúng với căn cơ trình độ của người hỏi thôi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tại sao chúng ta lại để mất thì giờ đánh giá những tranh luận thị phi của người khác, trong khi Đức Phật dạy lời di huấn cuối cùng rằng "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy thận trọng chớ có phóng dật". Và khi được hỏi sau khi Phật nhập Niết-bàn chúng con sẽ nương tựa vào ai, Ngài dặn dò hàng tứ chúng là chỉ y cứ trên PHÁP chứ không nương tựa bất cứ người nào.

Y pháp bất y nhân là vậy, không nên vội chấp nhận hay phủ nhận hẳn quan điểm cá nhân của một người nào, mà thấy điều gì họ nói đúng sự thật thì chấp nhận điều gì nói sai sự thật thì không chấp nhận mới là thái độ phân minh sáng suốt.

Thời kỳ còn nghiên cứu học hỏi thầy cũng đã từng nghiền ngẫm đọc các tông phái Phật Giáo, đọc Dịch Lý, đọc tư tưởng các Tôn Giáo, Triết Học... nhưng từ khi thấy ra ý nghĩa của đời sống thì hàng ngày Thầy chỉ lo sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha, nên thật tình mà nói là Thầy không có thời gian để đọc những quan điểm tranh luận sau này của những người theo các trường phái triết học hay Tôn giáo khác nhau. Bao lâu còn đứng trên bình diện tình cảm và lý trí thì vẫn còn bất đồng, vẫn còn đối kháng và thậm chí vẫn còn oan trái với nhau từ kiếp này qua kiếp khác... 

Nếu họ có nghiệp duyên với nhau thì âu cũng là bài học nhân quả của họ nên Thầy không muốn xen vào để cộng hưởng nghiệp duyên ấy. Vì lý do đó mà Thầy không còn quan tâm đến những quan điểm dị biệt hay bất đồng nữa. 

Nếu phải so sánh thì Thầy chỉ nêu lên những điểm đồng nhất hơn là triển khai những điều dị biệt.

Con nên thận trọng trong việc đánh giá đúng sai. Cái đúng cái sai cứ để hạ hồi phân giải, giống như khi trái cây chưa chín khó kết luận được ngọt chua. Đó là lý do vì sao Chúa nói chớ nên phán xét ai, đợi đến ngày phán xét cuối cùng mới thật sự biết rõ ai công ai tội. “Phán xét cuối cùng” đó chính là sự thể hiện luật nhân quả một cách công bằng và phân minh mà thường được ví von là “lưới Trời lồng lộng tuy thưa mà không lọt”...

Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v... 

Những điều con cho là đúng trước đây bây giờ con lại thấy sai, nhưng một ngày kia con thấy nó cũng đúng với trình độ căn cơ của con lúc đó. Hoá ra tất cả đều sai mà tất cả cũng đều đúng, đúng sai chỉ là tương đối và tùy duyên. Một sự kiện chỉ có thể được gọi là đúng khi đúng lúc, đúng chỗ và đúng với bản chất thật của nó, nên Dịch Lý gọi đó là “thời vị trung chính".

Con thích hợp với pháp Thầy hướng dẫn không có nghĩa là pháp Thầy hay nhất thiên hạ mà chỉ vì căn duyên con hợp với pháp đó vậy thôi. Thật ra Thầy chỉ đúng với những người hữu duyên với Thầy, còn với những người không có duyên thì họ vẫn thấy sai. 

Hơn nữa, dù điều Thầy nói đúng với chân thiện mỹ nhưng nếu ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, không đúng căn cơ trình độ của người nghe, người hành thì vẫn sai con ạ. Giống như bác sĩ cho toa thuốc, toa ấy chỉ có giá trị khi trị đúng bệnh. Dùng đúng liều lượng thì một vị thuốc độc vẫn có thể chữa lành bệnh, nhưng không dùng đúng chỗ thì một vị thuốc bổ lắm khi vẫn có thể hại người! 

Pháp cũng vậy, đúng sai khó lường nên Phật dạy: "Pháp như thuyền đưa người qua sông pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp". Vậy tốt nhất là:

“Một lòng rỗng lặng sáng trong

Thị phi, xấu tốt, thong dong cõi ngoài

Từ bi, trí tuệ chẳng hai

Mỉm cười chợt ngộ đúng sai… “thế à!”

Chúc con sống hồn nhiên như thị với vạn pháp...

Nguồn: Trích Thư Thầy Trò Viên Minh - Tuệ Nhiên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tu tại gia hay tu ở chùa?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:00 17/06/2024

Hỏi: Xin thầy cho con hỏi, nếu ở tại gia tu đúng cách vẫn có thể giác ngộ như tu ở chùa đúng không ạ? Con thấy tu ở đời có nhiều bài học thực tế để trải nghiệm hơn.

Ta có thể giác ngộ ngay trong đời này được không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:30 17/06/2024

Hỏi: Theo Đại thừa phải tu rất nhiều kiếp mới đạt quả giác ngộ (hình như là 3 đại a-tăng-tỳ kiếp). Còn theo kinh điển Nguyên thủy thì như thế nào ? Liệu ta có thể giác ngộ ngay trong đời này được hay không?

Các Pháp đều vô ngã, vậy “ai” đang tu học?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:00 15/06/2024

Nếu tất cả các pháp đều vô ngã, vậy mình lấy gì để tu học? Có ai đã từng tự hỏi lại mình điều này bao giờ chưa?

Tỉnh thức là thế đó con!

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:30 13/06/2024

Hỏi: Đức Phật là người tỉnh thức, nhưng con không hiểu Phật tỉnh thức những gì? Ngài tu theo Thiền Tịnh hay Mật hay tu cách nào để tỉnh thức?

Xem thêm